【ltd bd c1】Bộ trưởng Nguyễn Quân: Chương trình nông thôn miền núi 'trúng' nhiều đích
Các dự án được thực hiện thành công là cơ sở để mở rộng sản xuất,ộtrưởngNguyễnQuânChươngtrìnhnôngthônmiềnnúitrúngnhiềuđíltd bd c1 nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, nông sản của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, miền núi - vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội khó khăn của đất nước.
Tại Hội nghị tổng kết chương trình nông thôn miền núi sáng nay (18/6), phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân xung quanh vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân trả lời báo chí bên lề hội nghị
Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi (gọi tắt là chương trình nông thôn miền núi) đã đi được một chặng đường dài. Xin Bộ trưởng có thể cho biết hiệu quả nổi bật của chương trình?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Nói về hiệu quả của chương trình, tôi thấy có 3 nội dung rất quan trọng. Thứ nhất đây là chương trình đã đưa được tiến bộ kĩ thuật hay nói khác đi là kết quả nghiên cứu khoa học đến với bà côn nông dân và đến với sản xuất kinh doanh, đồi với vùng nông thôn, miền núi đặc biệt khó khăn, đây là sự hỗ trợ đáng quý nó gắn kết được giữa những người làm nghiên cứu với người sản xuất là bà con nông dân. Bên cạnh đó, chương trình đã thực hiện tốt mô hình 4 nhà, mà chúng ta vẫn thường nói là khó thực hiện nhưng trong chương trình này đã thực hiện được mô hình liên kết 4 nhà rất hiệu quả.
Thứ hai, hiệu quả của chương trình góp phần nâng cao đời sống của những người nông dân. Chương trình đã triển khai thực hiện 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố. Thông qua Chương trình đã huy động lực lượng cán bộ KH&CN của trên 80 cơ quan KH&CN Trung ương và lực lượng cán bộ KH&CN của các địa phương làm công tác chuyển giao công nghệ và đã chuyển giao được 4.761 lượt công nghệ vào sản xuất, đào tạo 11.063 kỹ thuật viên cơ sở, đào tạo ngắn hạn cho trên 1.725 cán bộ quản lý KHCN ở địa phương, tập huấn cho 236.264 lượt nông dân. Đã sử dụng khoảng 128.643 lao động tại chỗ giúp các địa phương góp phần giải quyết được tình trạng lao động dôi dư và tăng thu nhập cho nông dân.
Thông qua chương trình những người dân được tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật, những công nghệ mới, giống mới, đem lại năng suất lao động cao hơn và thu nhập tốt hơn.
Thứ ba chương trình đã huy động sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân tham gia vào chương trình. Bên cạnh 700 tỷ ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian qua chúng tôi đã huy động được hơn 1000 tỷ từ các doanh nghiệp, các hộ gia đình tham gia vào chương trình. Nhà nước quan tâm hỗ trợ thì người dân cũng sẵn sàng đem nguồn lực của mình để đóng góp vào công việc chung, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Nếu như không có vai trò của nhà nước, chắc chắn chúng ta sẽ không huy động được nguồn vốn này trong nhân dân và doanh nghiệp. Và như vậy, chương trình qua thời gian 15 năm đã khẳng định được đây là chương trình rất hiệu quả, đem lại giá trị cao cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tiến bộ công nghệ và đặc sản vùng miền trưng bày bên lề Hội nghị Chương trình Nông thôn miền núi
Để có thể tiếp tục chương trình cần phải có những bước đi thay đổi như thế nào để phù hợp với thực tiễn hơn nữa, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ định hướng chương trình này theo các chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước.
Trước hết, chương trình phải phục vụ được chương trình nông thôn mới, qua thời gian thực hiện đã khẳng định nơi nào thực hiện được các dự án nông thôn miền núi thì nơi đó, sớm đạt được các tiêu chí cần thiết của nông thôn mới, và họ đã khẳng định được vị thế nông thôn mới của mình.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện chương trình phù hợp với chương trình của Ủy ban dân tộc được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đặc biệt, trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ định hướng chương trình này theo một số sản phẩm quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong nông nghiệp và nông thôn, trong đó có 3 sản phẩm mà được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là sản phẩm quốc gia là lúa gạo, cá da trơn, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu.
Sắp tới, chương trình khi lồng ghép với chương trình nông thôn mới với chương trình của Ủy ban dân tộc, chúng tôi cũng sẽ tập trung vào 3 sản phẩm chính của sản phẩm Quốc gia để phát huy hiệu quả của chương trình. Bởi vì nguồn lực của nhà nước rất hạn chế, mỗi một năm nhà nước hỗ trợ được khoảng 100 tỷ đồng nếu chúng ta đầu tư dàn trải thì chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc chúng ta tập trung vào một số sản phẩm chủ lực trong khuôn khổ của chương trình để tập trung nguồn lực của Nhà nước.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 20/4/2015: Brazil bùng phát dịch sốt xuất huyết
- ·Từng bước số hoá hồ sơ lĩnh vực đất đai
- ·Ứng dụng chuyển đổi số trong giao thương
- ·Lộc Ninh tổ chức Ngày hội đọc sách
- ·Lí giải vì sao giá xăng dầu tại huyện đảo Lý Sơn rất đắt
- ·Thanh niên khởi nghiệp cần cú hích thật sự
- ·Phát động “Thanh niên Bình Phước vì môi trường xanh
- ·Mỹ tiếp tục triển khai gần 5.000 binh sỹ tới biên giới Mexico
- ·Tai nạn hy hữu: Máy bay đánh rơi cửa kim loại xuống mặt đất
- ·Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS, SV
- ·6 ngày nghỉ lễ 162 người chết vì tai nạn giao thông
- ·Tuyển sinh các lớp đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn căng thẳng
- ·Đề xuất xử lý 26 giám khảo không chấm thi tuyển sinh vào lớp 10
- ·Công bố 6 điều chỉnh trong tổ chức thi THPT quốc gia 2019
- ·7 'thiếu niên' trong làng tỷ phú thế giới 2015
- ·Hớn Quản đạt giải nhất hội thi kể chuyện theo sách cấp tỉnh
- ·Nữ sinh đạt 23,75 điểm có nguy cơ nghỉ học
- ·Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện tại Binh đoàn 16
- ·Tình tiết mới trong vụ bê bối email của bà Hillary Clinton
- ·Không cùng tăng học phí vào một thời điểm