【bxh giải đức】Quan hệ Việt Nam
Nhận lời mời của Chính phủ Nhật Bản,ệViệbxh giải đức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito trong hai ngày 22 và 23/10 tại Tokyo, Nhật Bản.
Đây là chuyến thăm hết sức có ý nghĩa, cho thấy Việt Nam mong muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nhật hoàng và Hoàng gia Nhật Bản.
Quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Năm 1995, Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm; năm 2009, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam; năm 2011, công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; tháng 5/2016, mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Trải qua chặng đường hơn 45 năm, dấu ấn Nhật Bản trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với Việt Nam ngày càng đậm nét.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số hai (tính theo số lũy kế), đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam (năm 2018).
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 29,16 tỷ USD (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó xuất khẩu đạt 14,98 tỷ USD (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018), nhập khẩu đạt 14,18 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2018).
Về đầu tư, 7 tháng năm 2019, vốn đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam đạt 2,25 tỷ USD. Lũy kế từ trước đến nay, tổng vốn đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam đạt 58,1 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn FDI của cả nước. Các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất động sản…
Đặc biệt, hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng quy mô phát triển. Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cũng cho thấy, hiện có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư mới vào Việt Nam và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với khoảng 160.000 người.
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam.
Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đến tháng 6/2018 khoảng 80.683 người, đứng thứ hai tại Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam. Năm 2018, có 826.674 lượt khách Nhật Bản vào Việt Nam (tăng 3,6%).
Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt khoảng 330.000 người, đứng thứ 3 trong số cộng động người nước ngoài ở Nhật Bản.
Người Việt hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Nhật Bản, trong đó chủ yếu tập trung tại Tokyo và các tỉnh Aichi, Saitama, Osaka.
Việt Nam và Nhật Bản hiện là thành viên của 3 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi phát triển đối với hoạt động giao thương giữa hai quốc gia.
Được biết, ngay sau khi Nhật hoàng Naruhito lên ngôi (ngày 1/5), lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã gửi điện chúc mừng. Về sự kiện này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam chân thành chúc mừng Hoàng gia và nhân dân Nhật Bản nhân dịp Nhà vua Naruhito đăng quang.
“Việt Nam tin tưởng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ đăng quan Nhà vua Nhật Bản Naruhito tại Tokyo khẳng định chủ trương đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đề ra, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương tạo cơ sở, góp phần tiếp tục đề cao vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương, quảng bá hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ba cách tận dụng sữa tươi hết hạn làm đẹp da
- ·Cà Mau: 5 bị cáo cướp tài sản trên biển lãnh án
- ·Trợ giúp pháp lý cho người có công
- ·Mong các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng tỉnh
- ·Thực thi EVFTA: Cấp 15.000 bộ C/O sang EU với kim ngạch 700 triệu USD
- ·Thực hiện công trình thủy lợi kết hợp làm đường, cầu giao thông
- ·Tuyên truyền về bầu cử cho công nhân, công đoàn viên
- ·Hai đối tượng đột nhập vào nhà dân trộm cắp tài sản
- ·Toàn văn Quy định về việc kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền
- ·Bạc Liêu: Triệt phá nhóm đối tượng tổ chức
- ·Xẩy ra cháy lớn ở quán Karaoke King Dom Club Hà Tĩnh
- ·Gần 100% hộ dân trên địa bàn huyện Phước Long có điện sử dụng
- ·Bảo đảm an ninh trật tự Lễ Quốc khánh 2
- ·Đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn
- ·Đáp án môn Toán mã đề 105 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Đồng Xoài: Trao giải cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống của thành phố
- ·Chung niềm tin hướng về ngày hội lớn
- ·Cảnh báo việc giả danh Công an quận Cái Răng để lừa đảo
- ·Nữ chính phim 50 sắc thái ‘lao đao’ vì đóng cảnh bạo dâm
- ·Bảo đảm an ninh trật tự Lễ Quốc khánh 2