会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh bong da 24h】Giảm áp lực nợ công: Giảm cấp phát, tăng cho vay!

【nhan dinh bong da 24h】Giảm áp lực nợ công: Giảm cấp phát, tăng cho vay

时间:2024-12-23 16:30:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:632次

trần hoàng ngân

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ sáng 24/3. Ảnh: Chu Thái

Quyết định dũng cảm

Hầu hết các ĐB đều đồng thuận và đánh giá cao báo cáo kết quả kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm,ảmáplựcnợcôngGiảmcấppháttănhan dinh bong da 24h cũng như những mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH giai đoạn tiếp theo.

ĐB Trần Du Lịch (TP. HCM) đánh giá, trong 5 năm vừa qua, trong nhiều cái được thì cái được lớn nhất là việc ứng phó với bất ổn. Dấu ấn lớn nhất và được nhiều chuyên gia cho rằng là một “quyết định dũng cảm” của cả hệ thống chính trị từ Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị và trước đó là Nghị quyết 11 của Chính phủ là chủ trương siết chặt tiền tệ, siết chặt chi tiêu công, lấy mục tiêu chống lạm phát, ổn định vĩ mô mà không theo đuổi tăng trưởng cao. Đây là những quyết định đúng đắn và tạo ra cơ sở cho việc ổn định tình hình KT-XH.

Cùng chung quan điểm, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) nhận xét, báo cáo KT-XH 5 năm của Chính phủ rất bao quát, đặc biệt là nêu rõ được các hạn chế, tồn tại.

ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cũng cho hay, 5 năm vừa qua, kết quả đạt được tương đối toàn diện, rất rõ trong các báo cáo. Thời gian qua, kinh tế trong nước vẫn tăng trưởng tốt so với thế giới. Chất lượng nền kinh tế được cải thiện, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng.

Tuy vậy, trong thời gian tới, mặc dù các ĐB đều cho ý kiến nhất trí cao với mục tiêu và giải pháp được Chính phủ đề xuất, nhưng để đạt được mục tiêu, vẫn cần những giải pháp cụ thể rõ ràng hơn nữa, bởi thách thức trong giai đoạn tới là rất lớn. Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, cần lấy hội nhập sâu rộng và biến đổi khí hậu là hai trục chính để xây dựng giải pháp.

“Tới đây, nền kinh tế phục hồi chưa vững chắc, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào chất lượng nền kinh tế. Việc tự do hóa thương mại khiến nhiều ngành chuyển đổi mạnh, cũng có nhiều ngành sẽ bị yếu đi, tác động đến kinh tế vĩ mô, cân đối ngân sách…. Đây là vấn đề phải tính, ĐB Bùi Đức Thụ nói.

ĐB Lịch thì lưu ý, đồng thuận với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,5 - 7%, nhưng chúng ta muốn rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước thì phải nỗ lực hơn nữa. ĐB ví dụ, nếu tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%/năm, thì sau 10 năm GDP mới tăng gấp đôi (2025: gần 400 tỷ USD và tới 2035: gần 800 tỷ USD). Thành ra với con số này, chúng ta tưởng là nhiều nhưng vẫn khó rút khoảng cách tụt hậu. Do đó, chúng ta cần tính toán lại để GDP tuyệt đối tăng được gấp đôi, bởi vậy cần có một chương trình rất rõ ràng về nguồn lực.

Tăng kỷ luật đầu tư công

Nợ công lớn và tăng nhanh là một vấn đề được nhiều ĐB đề xuất cần phải có giải pháp hữu hiệu cho thời gian tới.

ĐB Trần Du Lịch chia sẻ: “Chúng ta có nói tới vấn đề nợ công tăng, vậy nguyên nhân sâu xa ở đâu? Nguyên do là từ thể chế tài chính công, cơ chế ngân sách... Mặc dù Quốc hội có sửa, nhưng vẫn tồn tại cơ chế xin - cho, thiếu tự chủ, nên khó kiểm soát được khoản chi và nợ. Thách thức về thể chế bộ ba “kinh tế, hành chính công, tài chính công” mà không đồng bộ thì hiệu quả không cao”.

ĐB nói thêm, “đầu tư tràn lan, cơ chế ngân sách lồng ghép ngân sách địa phương và Trung ương vào một, cứ thế rồi lại phân cấp. Do vậy, chúng ta cần một cơ chế thật rõ ràng, cái nào phân cấp, cái nào ủy quyền, trách nhiệm rõ ràng để tăng tự chủ địa phương lên. Do vậy, vấn đề này cần nhìn trực diện để giải quyết được một cách hiệu quả”.

ĐB Trần Hoàng Ngân phân tích thêm, về vấn đề đầu tư công, mặc dù đã có Luật Đầu tư công, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn cũng như việc triển khai thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, đâu đó vẫn còn những công trình kém hiệu quả, “xây xong để đấy”.

“Về nguồn vốn vay ODA, tôi rất đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính đã nêu vừa qua. Tới đây chúng ta phải hạn chế việc cấp phát, mà gắn với đó phải là trách nhiệm vay và trả”, ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

ĐB Ngân đề xuất, đầu tư công nên ưu tiên dự án cấp thiết trước rồi mới đến dự án cần thiết. Một số địa phương lúc nào cũng xin dự án cần thiết, do đó, gánh nặng về nợ nước ngoài, nợ công cũng từ đây mà ra. Nếu như trước đây chúng ta vay được ODA với lãi suất 0,5 - 1%, thời hạn 30 - 40 năm; thì sắp tới lãi suất sẽ tăng 2 - 3% và thời hạn rút ngắn lại. Bởi vậy, chúng ta cần có cái nhìn thực cho ODA.

ĐB Võ Thị Dung (TP. HCM) đề nghị, cần tiếp tục giảm bội chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên. Để làm được điều này, ĐB cho rằng, việc tinh giản bộ máy phải thực sự quyết liệt. Theo đó, muốn giảm biên chế thực thụ thì phải do trực tiếp cơ quan tổ chức đó làm, chứ không thể chờ vào quyết định vào Bộ Nội vụ. Cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho địa phương về ngân sách; đồng thời, quyết liệt với phòng chống tham nhũng, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả KT-XH, mà quan trọng hơn hết là ảnh hưởng tới niềm tin của xã hội.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP. HCM) cũng đồng tình, chi thường xuyên cho hệ thống hành chính còn rất lớn. Chủ trương tinh giản biên chế là rất đúng đắn, nhưng triển khai thực hiện như thế nào mới quan trọng. Mọi người vẫn nói 1/3 công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, nhưng qua đánh giá tổng kết con số này chỉ chiếm 1%. Do đó, theo ĐB phải quyết liệt thực sự, ngay từ cấp trung ương phải giao chỉ tiêu cụ thể.

Chu Thái

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Liên đoàn Lao động tỉnh Long An phát động các phong trào thi đua yêu nước
  • Hưng Yên bùng phát ổ dịch Covid
  • Ngân hàng có hết “nghiện” tăng phí?
  • CDC Hà Nội: Chùm lây nhiễm Covid
  • “Vợ đẹp là của người ta?”
  • Cứu thai phụ 44 tuổi mắc Covid
  • Hà Nội có 1 ca mắc Covid
  • TP.HCM tiếp nhận 300 máy tạo oxy, 100 tấn oxy y tế dạng lỏng do Ấn Độ tặng
推荐内容
  • Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
  • Hà Nội thêm 81 ca Covid
  • EC kiểm tra thực tế khắc phục “thẻ vàng” vào nửa cuối tháng 5
  • Giúp con giảm hội chứng lo sợ sau giãn cách, vui vẻ bắt nhịp bình thường mới
  • Địa điểm lý tưởng thu mua đồng hồ cũ tại TP.HCM
  • Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đầu tư cho hệ thống cung cấp oxy y tế