【bxh serbia super league】Đảm bảo công bằng minh bạch trong cơ chế giá điện
Ngày 1/12,Đảmbảocôngbằngminhbạchtrongcơchếgiáđiệbxh serbia super league Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức cuộc họp để trả lời câu hỏi xung quanh vấn đề tăng giá điện |
Điều chỉnh giá sau khi xem xét đầy đủ các yếu tố cấu thành
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết: Việc điều chỉnh tăng giá điện dựa trên báo cáo đánh giá về giá thành điện năm 2016, được thực hiện bởi một tổ công tác do Bộ Công Thương thành lập với nhiều thành phần rộng rãi, không chỉ các thành phần của Bộ Công Thương mà còn đại diện đến từ Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Tổ công tác, Bộ Công Thương công bố nội dung về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 của EVN. Cụ thể, cơ sở pháp lý của việc kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 dựa trên Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương tại cuộc họp |
Đặc biệt, ông Tuấn nhấn mạnh việc, để có được kết quả này, Thủ tưởng Chính phủ đã yêu cầu EVN xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện, sau đó có sự đóng góp tham gia cho ý kiến của các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước… xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế nói chung, việc ảnh hưởng giá điện lên các chỉ số CPI, GDP...
Đánh giá về việc mức giá điện tăng 6,08% theo Quyết định trên có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư ngành điện hay không, ông Tuấn khẳng định: Một trong những cơ chế thu hút đầu tư ngành điện là cơ chế giá bán lẻ điện phải điều hành kịp thời theo cơ chế thị trường, giá điện phải theo các thông số đầu vào, chi phí nguồn từ các đơn vị phát điện, giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu nguồn lao động, chi phí truyền tải, phân phối, bán lẻ, mua điện trên thị trường… Khi điều hành theo đúng cơ chế thị trường thì ắt sẽ thu hút đầu tư cho ngành điện.
Theo đại diện Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam, các con số trong báo cáo tài chính của EVN không chỉ năm 2016 mà cả những năm trước đều báo lỗ trong khâu sản xuất kinh doanh điện. Việc kiểm toán này được thực hiện dựa trên nhiều thông số và nhiều công ty khác cùng tham gia như KPMG, Ernst and Young (E&Y) thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế.
Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, người nghèo
Trước câu hỏi liệu giá điện tăng lên mức 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh) sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến người dân.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, thống kê năm 2016, có 5,4 triệu khách hàng tiêu thụ 50-100 kW/h. Với mức sống sinh hoạt hiện nay thì những hộ này còn ít nhưng đây là số liệu chính thức, dưới 50 kW/h thì 4,1 triệu hộ. Tới 200kW/h là 2 triệu hộ. Trong số đó có từ 3,5 – 4 triệu hộ nghèo, thuộc diện được trợ cấp, chính sách dưới mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ là trên dưới 2500 tỷ đồng/năm. Đây là con số không hề nhỏ, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến các hộ dân nghèo, đảm bảo việc điều chỉnh giá điện không làm ảnh hưởng, gây sức ép quá nhiều với người dân.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN |
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cũng cho biết, trong 28,5 triệu hộ dùng điện thì cơ bản số hộ điện 78% dùng dưới 200kW/h. Theo tính toán của các chuyên gia thì đến năm 2018, mức giá điện này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số CPI 0,1%, còn GDP bị ảnh hưởng 0,166 %.
Không thay đổi đột biến giá điện
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, theo nguyên tắc, kết quả kiểm tra điện sẽ dựa trên các kết quả kinh doanh của ngành điện trong năm trước. Để từ đó ban hành khung, lộ trình tăng giá điện. Hiện nay, EVN vẫn còn treo 1 khoản 9000 tỷ đồng lỗ do biến động tỷ giá từ nhiều năm trước, đây là một con số rất lớn chưa được phân bổ vào giá thành điện. Theo yêu cầu thì lỗ phải đưa vào biểu giá điện ngay lập tức nhưng Chính phủ đã không làm như vậy, mà Bộ Tài chính đã đưa vào trong từng năm và có lộ trình cụ thể.
Giải thích thêm về yếu tố này, ông Lâm cho biết, việc lỗ tỷ giá thường xuyên xảy ra cho nên để giảm bớt áp lực thì cần phân bổ tỷ giá ra các năm khác nhau do đó cần dựa vào tình hình kinh doanh các năm để phân bổ cho phù hợp. “Trong những năm trước, chúng ta chưa điều chỉnh tăng giá điện, nếu đưa toàn bộ chênh lệch tỷ giá này sẽ là áp lực rất lớn. Chính vì thế theo từng năm chúng ta chỉ đưa dần 1 phần chênh lệch tỷ giá để tăng giá điện. Chính phủ cũng đã có hướng ban hành khung giá điện từ nay đến năm 2020 từng bước bù lỗ do chênh lệch tỷ giá này. Tuy nhiên, mức điều chỉnh mỗi lần chỉ được trong khuôn khổ cho phép và có sự ngắt quãng trong từng thời gian”– ông Lâm nhấn mạnh.
Công khai, minh bạch giá điện
Tại buổi họp, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một thành viên trong Tổ công tác kiểm tra giá thành điện cho biết, nguyên lý tính giá điện hiện nay không theo nguyên tắc cung cầu mà tính tổng chi phí và tổng sản lượng sau đó chia ra. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 của EVN do kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam) kiểm toán; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện (kiểm tra chọn mẫu); tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Tổ công tác.
Qua công tác kiểm tra, ông nhận thấy, tổ công tác đã làm việc hết sức nghiêm túc, có những trường hợp con số không khớp giữa các tổ điều tra đều có sự trao đổi, thống nhất cùng phương pháp tính, minh bạch, công khai trong mọi thông số.
Tuy nhiên, ông cũng nhận định việc công khai minh bạch sẽ còn làm được tốt hơn nữa nếu có sự tham gia của nhiều thành phần trong việc tính toán tăng giá điện tăng lên bao nhiêu chứ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra số liệu sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đánh giá: Những năm gần đây, việc chăm sóc khách hàng của ngành điện đã có được những bước tiến đáng kể, thuận tiện hơn, chính xác hơn. Những trong vấn đề giá điện tăng không chỉ liên quan trực tiếp đến đời sống người dân mà còn cho doanh nghiệp, nên sẽ ảnh hưởng đến mức giá mặt hàng, việc minh bạch hơn nữa trong giá bán để “người mua” được có ý kiến thì sẽ có lợi cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Công Thương chính thức công bố giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điểu chỉnh là từ 01 tháng 12 năm 2017. Việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện lẻ bình quân. Mức giá cho từng nhóm khách hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. |
TIN LIÊN QUAN | |
Giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/12/2017 là 1.720,65 đồng/kWh | |
Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân bảo đảm công khai, minh bạch | |
Quyết định mới về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nha khoa An Phước tổ chức chương trình Nha khoa học đường “Chăm sóc nụ cười – Rạng ngời tương lai”
- ·PMs of Việt Nam, Timor Leste pledge to enhance ties
- ·Việt Nam completes term as Vice President of UN General Assembly’s 77th session
- ·Xuân Oanh: composer of the revolutionary anthem
- ·Đa dạng các dòng máy chủ HPE chất lượng cao tại Elite
- ·Sympathies sent to South Africa over deadly Johannesburg fire
- ·President Biden’s visit to create impetus for Việt Nam
- ·PM asks to speed up important national transport projects
- ·Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại sau 1 tuần hạ nhiệt
- ·Singaporean PM’s visit expected to set future agenda for relationship with Việt Nam: Ambassador
- ·Kéo dài một số chính sách đặc thù phòng, chống dịch COVID
- ·Singaporean PM’s visit expected to set future agenda for relationship with Việt Nam: Ambassador
- ·Hosting Global Conference of Young Parliamentarians demonstrates Việt Nam’s responsibility: official
- ·Vietnamese, Canadian PMs meet on ASEAN summit sidelines
- ·Xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu
- ·Dialogue, consultation and international laws crucial in international relations: Deputy FM
- ·NA Chairman meets with ex
- ·Two to three years prison sentence recommended for former chairman of Hà Nội People’s Committee
- ·Gỗ Phương Đông
- ·Việt Nam, Cuba tighten special relations