【bxh duc 1】Lặng lẽ tranh Huế
Ế ẩm
Đó là tình trạng kinh doanh của hầu hết các gallery ở TP Huế hiện nay. Hiền – nhân viên bán hàng ở gallery Ta (đường Phạm Ngũ Lão) cho hay,ặnglẽtranhHuếbxh duc 1 cả ngày, thậm chí cả tuần cũng không có bóng dáng người khách nào vào xem tranh. Năm thì mười hoạ mới có nhưng thường là sau 10 giờ đêm. Năm ngoái, đến thời điểm này đã bắt đầu có khách vào ra nhưng năm nay vẫn ế ẩm.
Du khách xem hoạ sĩ Hoàng Thanh Phong (trái) vẽ tại gallery Gakka |
Gallery Ta chuyên bán tranh sơn dầu và sơn mài, chủ đề tranh dân tộc, như: thiếu nữ, hoa sen, con trâu, phong cảnh, tĩnh vật… được khách Tây yêu thích. Ở đây bán đủ loại tranh với nhiều kích cỡ, từ bình dân chỉ 50 nghìn đồng (tranh giấy dó) đến cả 1.000 USD cho những bức tranh nghệ thuật có giá trị. Nhưng, những bức tranh có giá trị này hiếm lắm mới gặp khách (thường là khách Tây). Còn không cũng chỉ để treo cho… sang phòng tranh. Thế nên, chủ nhân phòng tranh cũng chỉ dám mua vài bức hoặc do các hoạ sĩ ký gửi. Để duy trì, chủ phòng tranh phải bán thêm các mặt hàng lưu niệm và quần áo.
Vắng vẻ cũng là tình trạng của Gallery Ngọc Diệp ở đường Hùng Vương. Chị Ngọc Diệp, chủ gallery kể: “Khoảng 3-4 năm trở lại đây, việc bán tranh khó khăn hơn, nhiều gallery mở ra cũng bị đóng cửa. Vì yêu nghề nên chị cố gắng xoay xở để đeo đuổi. Tiền mặt bằng 8 triệu đồng/tháng, chị phải bán thêm cà phê hay các thứ khác nữa để nuôi phòng tranh”. Hai năm trở lại đây, gallery Ngọc Diệp chuyển sang khai thác thị trường Việt, bán tranh làm quà tặng hay trang trí công sở, nhà cửa nên tranh của gallery Ngọc Diệp có nhiều loại để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh một số dòng tranh đẳng cấp được một số nhà sưu tập nước ngoài tìm đến mua thì cũng có những bức tranh trị giá vài trăm ngàn, thậm chí vài ba chục ngàn để giới trẻ mua làm quà.