【ti so ti le】Xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao kỳ vọng vượt mốc 4 tỷ USD trong 2022
Xuất khẩu đồ chơi,ấtkhẩuđồchơidụngcụthểthaokỳvọngvượtmốctỷti so ti le dụng cụ thể thao kỳ vọng vượt mốc 4 tỷ USD trong 2022
Đồ chơi, dụng cụ thể thao là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên 1 tỷ USD đang được kỳ vọng xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2022.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022 đã vượt mốc 500 tỷ USD, ước đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.
Trong 9 tháng, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,9%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là động lực trong tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 89% tổng xuất khẩu cả nước. Trong nhóm hàng này, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 10% như: Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 48%; Túi sách, vali, mũ, ô dù tăng 40%; Hàng dệt và may mặc tăng 24%; Giầy, dép các loại tăng 36,6%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 13,3%; Điện thoại các loại và linh kiện tăng 10,7%; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 38,9%...
Tính riêng kim ngạch xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận từ đầu năm đến ngày 15/9/2022 đạt 2.861,7 triệu USD. Đây là quy mô lớn nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay, chiếm gần 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ 17 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cả nước, cao hơn 14 mặt hàng khác trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, kể cả những mặt hàng có kim ngạch lớn trước đây (như gạo; dây điện, dây cáp điện; hóa chất; rau quả; cao su; hạt điều…).
Mặt hàng này đã đạt mức xuất khẩu trên 1 tỷ USD từ năm 2017 cho đến nay. Mặc dù còn hơn 3 tháng nữa mới hết năm, nhưng quy mô của nhóm ngành hàng này đã lớn hơn mức cả năm từ 2019 trở về trước.
So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao tăng 49,2%, tức là cao gấp 2,7 lần tốc độ tăng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao của Việt Nam đã có mặt ở 22 thị trường chủ yếu. Trong đó, có 17 thị trường đạt trên 10 triệu USD, có 5 thị trường đạt trên 100 triệu USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ (1,412 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng số), tiếp đến là Nhật Bản (trên 372 triệu USD), Hà Lan (trên 110 triệu USD), Anh (trên 116 triệu USD). Hầu hết các thị trường trên là các cường quốc thể thao về những môn thể thao chủ yếu.
Trong 22 thị trường chủ yếu, có 20 thị trường tăng, trong đó, tăng cao nhất là Mỹ (tăng 446 triệu USD), Nhật Bản (tăng 161 triệu USD).
Xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao đã liên tục tăng lên qua các năm (2017 đạt 1,24 tỷ USD, 2018 đạt 1,39 tỷ USD, 2019 đạt 1,94 tỷ USD, 2020 đạt 2,9 tỷ USD, 2021 đạt 2,92 tỷ USD), năm nay có thể tăng cao đột biến.
Kỳ vọng đạt cả năm vượt mốc 4 tỷ USD
Theo các chuyên gia kinh tế, với mức xuất khẩu bình quân trong 9 tháng qua là 336,7 triệu USD thì với kịch bản thấp, với giả thiết mức bình quân một tháng trong 3 tháng còn lại đạt bằng với mức bình quân một tháng thì cả năm sẽ đạt 4,04 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm trước.
Còn với giả thiết mức bình quân một tháng trong hơn 3 tháng còn lại đạt bằng với mức của tháng 8 (398,6 triệu USD), thì 3 tháng còn lại đạt trên 1,395 tỷ USD và cả năm 2022 sẽ đạt khoảng 4,257 tỷ USD, tăng 45,8% so với năm trước.
Còn với kịch bản cao hơn, giả thiết tốc độ tăng cả năm 2022 bằng với tốc độ tăng của 9 tháng vừa qua (49,2%), thì cả năm sẽ đạt khoảng 4,351 tỷ USD.
Như vậy, dù theo kịch bản nào thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận cũng vượt qua mốc 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt được kỳ vọng trên cũng không dễ dàng, nếu không có các giải pháp quyết liệt, toàn diện từ doanh nghiệp cho tới cơ quan quản lý.
Nhận định tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho biết, dịch COVID -19 cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn cầu sẽ tạo thuận lợi cho thúc đẩy phục hồi kinh tế, gia tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới sẽ tăng trong dịp cuối năm.
Cùng với đó, tiêu dùng hàng hóa ở những thị trường là đối tác lớn của Việt Nam tuy có chậm lại nhưng chưa giảm mạnh sẽ tác động thuận lợi đến sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong thời gian tới.
Về tổng thể, Bộ Công thương đánh giá, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do ngày càng được thực thi toàn diện và hiệu quả hơn.
Bộ Công Thương cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, thị trường cũng xuất hiện nhiều bất lợi như tác động của thị trường xăng dầu thế giới cùng nhiều yếu tố địa chính trị khác sẽ tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, đồng USD tăng sẽ tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay nước ta nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu; Giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, một số ngành đang đối mặt với nguy cơ đơn hàng giảm do thủ tục hành chính còn rườm rà, hoàn thuế VAT chậm ảnh hưởng đến xoay vòng vốn, cạnh tranh lao động giữa các ngành có xu hướng tăng…
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hoà, bền vững, đẩy mạnh khai thác các Hiệp định FTA đã ký kết. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, Bộ sẽ thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới và cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.
Ở góc độ doanh nghiệp, để tăng xuất khẩu, cần mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng và vấn đề quan trọng là thị trường. Cần khai thác lợi thế có lực lượng lao động đông đảo, có tay nghề khá, có giá nhân công rẻ…; lợi thế về thị trường cùng tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là những thị trường có hoạt động vui chơi, thể thao phát triển. Ngay trong 22 thị trường chủ yếu trong 9 tháng qua, cũng có một số thị trường có quy mô kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn nhỏ như Đan Mạch, Malaysia, Nga, Singapore, Thụy Điển. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường còn bị giảm, như Đài Loan, Nga.
- ·Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần xác định rõ tiềm năng riêng có, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng
- ·Phụ nữ tham gia giao thông an toàn
- ·UBND tỉnh: Triển khai Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu
- ·Điểm tựa của ngư dân trên tuyến biển Tây Nam
- ·Năm 2020, hơn 2.800 vụ vi phạm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý
- ·Tặng 150 suất quà Tết cho ngư dân huyện Đông Hải
- ·Để áp dụng thống nhất mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- ·Họp ban chỉ đạo quốc gia về khai thác IUU
- ·Bám sát thực tiễn, làm đúng quy luật, lắng nghe nhân dân
- ·Thanh niên tham gia đảm bảo an toàn giao thông
- ·Môi sưng cứng, vón cục vì tiêm filler để có đôi môi trái tim căng mọng
- ·Đại đức Thích Nhuận Trí nhận nhiệm vụ Trụ trì chùa Phật cổ Thiền Lâm
- ·Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử ở cơ sở
- ·Chính phủ Nga cấp 1.000 học bổng du học năm 2021 cho công dân Việt Nam
- ·4.400 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- ·Trường cao đẳng Nghề đón 300 học sinh, sinh viên mới
- ·Đảm bảo điện thông suốt trong Ngày hội Văn hóa
- ·Lãnh đạo tỉnh tham quan trường học thông minh tại Đại học quốc tế Miền Đông
- ·Bước đầu xác định được nguyên nhân khiến 500 người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai
- ·Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp, phòng, chống tham nhũng