【bảng xếp hạng vđqg mexico】Chàng trai rước loài ong tí hon về nhà nuôi không ngờ thu bạc triệu
Đem ong dú từ rừng về nhà thuần dưỡng
Cách đây 5 năm,àngtrairướcloàiongtíhonvềnhànuôikhôngngờthubạctriệbảng xếp hạng vđqg mexico một lần vào rừng, anh Tô Vũ Thành Tín (30 tuổi, thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) tình cờ gặp một tổ ong dú tí hon. Loài ong dú này trông tựa như con ruồi nhỏ, làm tổ trong bọng cây đã bị mục ruỗng.
Tò mò về loài ong này nên sau khi lấy mật xong, anh Tín quyết định cưa nguyên khúc cây mục lấy tổ ong mang về đặt trong vườn nhà nuôi thử.
"Ngày ấy, mẹ vợ tôi bị lệch đốt sống lưng, phải đi bác sĩ đông y châm cứu thời gian dài nhưng không khỏi. Tối ngủ hay rên la vì đau nhức, sẵn vừa lấy được ít mật ong dú tôi mang về cho mẹ vợ bồi dưỡng. Nào ngờ, tối đó mẹ tôi ngủ êm, sau đó uống mật ong dú liên tục thì hết đau nhức", anh Tín kể lại.
Thấy lạ, anh Tín lên internet tìm hiểu, mới biết mật ong dú có giá trị như một loại dược liệu chứ không đơn thuần như mật các loại ong khác.
"Lúc ấy, tôi thấy tò mò về loài ong này nên đem về nuôi thử, chứ không nghĩ sẽ phát triển kinh tế từ loài ong dú", anh Tín nói.
Anh Tín chia sẻ sở dĩ mật ong dú có giá trị như dược liệu là vì phấn hoa từ những cây thảo dược. Thời gian ủ mật của loài ong dú rất lâu. Nếu các loài ong khác lấy phấn hoa về đổ trong tổ chỉ khoảng 10-15 ngày sau là tạo mật thì ong dú phải ủ đến cả hơn 100 ngày mới tạo ra mật. Mỗi năm, tổ ong dú chỉ tạo mật 2 lần giữa năm và cuối năm.
"Mật của tổ ong dú rất ít, thường một tổ ong dú chỉ lấy được từ 0,5 đến 1 lít mật. Từ ngày nuôi ong dú tới nay, duy nhất tổ ong dú tôi lấy được 3 lít mật nhưng trường hợp này hiếm khi có", anh Tín nói.
Qua tham khảo nhiều tài liệu, anh Tín nhận thấy mật ong dú có nhiều tác dụng trong y học, làm thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm chức năng hoặc sử dụng trong làm đẹp.
Mật ong dú quý, hỗ trợ điều trị một số bệnh
Theo các thông tin tìm hiểu, mật ong dú có nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm hơn so với các loại mật ong khác; giúp thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm…
Sáp và mật ong dú được sử dụng chế biến để làm đẹp như dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo…
"Tôi được biết, ở đất nước Nhật Bản họ cũng đang sản xuất kem đánh răng từ sáp ong dú", anh Tín cho hay.
Nhận thấy giá trị kinh tế cao, anh Tín bắt đầu tìm hiểu và chăm chút bầy ong hơn. Tuy nhiên, lúc đó con ong dú rất xa lạ, ở địa phương chưa có ai nuôi nên anh không biết hỏi ai. Anh Tín mày mò lên mạng tìm hiểu thêm kiến thức, kỹ thuật nuôi và tách đàn.
Theo anh Tín, do thường làm tổ trong bọng cây nên ong dú thích nghi với môi trường không ánh sáng. Sau khi tìm hiểu trên mạng, anh bắt đầu đóng thùng gỗ 6 mặt kín, chỉ để 1 lỗ nhỏ thông ra bên ngoài, trong thùng chia 4-5 ngăn hình vuông để ong sinh sản, tạo sáp và mật ong.
Một tổ ong mỗi năm chỉ tách 1 lần. Thời điểm thuận lợi cho việc tách đàn là từ tháng Giêng đến tháng 7 Âm lịch. Còn đối với mùa mưa, thời tiết lạnh không nên tách đàn, bởi con ong lúc này ít "sung".
"Khi tách đàn, phải để lại một lượng vừa đủ từ tổ cũ chuyển sang tổ mới để đàn ong mới có lương thực để "nuôi quân". Đặc biệt, thời gian này thường xuyên mở thùng thăm xem đàn ong mới phát triển ra sao. Nếu thấy đàn mới phát triển chậm phải lấy ong từ đàn khác bổ sung vào để đàn phát triển", anh Tín lưu ý.
Sau 5 năm, từ ngày phát hiện tổ ong dú đầu tiên đem về nhà nuôi thử, đến nay anh Tín đã sở hữu trên hơn 200 tổ. Do đang giai đoạn tách để gây thêm đàn mới nên anh không tập trung lấy mật mà chỉ lấy phần mật dư. Vì vậy, mỗi năm anh Tín chỉ thu khoảng vài chục đến 100 lít mật trở lại.
Tuy nhiên, giá mật ong dú hiện là 1,6 triệu đồng/lít, trong khi nuôi không phải cho ăn. Kiểu "làm chơi nhưng ăn thật", anh Tín thu từ mật ong đến 160 triệu đồng, khoản thu nhập "cứng" mà nông dân nào cũng ước mơ.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định), ngoài nuôi ong dú, mô hình nuôi chim trĩ và các loại chim, gà kiểng của anh Tô Vũ Thành Tín cho thu nhập cao hơn nhiều so với các mô hình chăn nuôi khác ở địa phương.
Đặc biệt, anh Tín còn sẵn sàng giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật, bán ong dú giống với giá rẻ hơn thị trường cho những người có nhu cầu chăn nuôi theo mô hình này để phát triển kinh tế gia đình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ước tồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.300 tỷ đồng
- ·Thành viên Hội đồng quản trị FLC Hương Trần Kiều Dung bị phạt
- ·TP.Huế: Thông qua các Nghị quyết quan trọng về hoàn thiện hạ tầng đô thị
- ·Hải quan: Kiểm tra sau thông quan hơn 4.600 cuộc
- ·Tin bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình, Hà Tĩnh
- ·Tháo dỡ, di dời 8 hộ dân tại công viên và đường Trịnh Công Sơn
- ·Khen thưởng 361 học sinh là con công nhân viên chức lao động
- ·MU đấu Southampton: MU và vấn đề De Gea
- ·Điều kiện sử dụng bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam
- ·Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Học viện Quốc phòng bàn giao Nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn tại huyện A Lưới
- ·Bức xúc vì chồng chéo kiểm tra chuyên ngành
- ·Tiếp tục kiến nghị gỡ vướng về trung chuyển quốc tế
- ·Trộm đột nhập trạm thu phí cao tốc Hà Nội
- ·Tin bóng đá 5/3: MU lấy Romeo Lavia, Liverpool ký Locatelli
- ·Giải chấp đã cạn, cổ phiếu blue
- ·MU chi đậm chuyển nhượng Bellingham
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ ngay bất cập của Thông tư 48/2018/TT
- ·Vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh: SHB không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán