【bang xep hang 2duc】Lãi suất đã giảm, cần đồng bộ giải pháp để kích cầu tín dụng
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm |
Lãi vay đã giảm, doanh nghiệp vẫn không có nhu cầu vay |
Tăng trưởng tín dụng tại TPHCM đạt 3,5% trong 6 tháng đầu năm |
Lãi suất giảm nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng thấp. Ảnh: ST |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức vào chiều tối 4/7/2023, trả lời về nguyên nhân vì sao lãi suất giảm những tín dụng tăng chậm, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú lý giải do khó khăn từ nền kinh tế và “sức khỏe” của doanh nghiệp.
Theo Phó Thống đốc NHNN, từ đầu năm đến nay, trái với 2 lần tăng lãi suất điều hành trong năm 2022 thì NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%. Từ đó, các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng đã có những gói giảm lãi suất rất sâu, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng ở mức thấp cho thấy các ngân hàng đang thừa thanh khoản.
Tuy nhiên, mục tiêu mà NHNN đặt ra cho tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 là từ 14-15%, nhưng đến nay mới tăng 4,2%, tương đương 12,423 triệu tỷ đồng tín dụng cho vay; huy động tăng 4,16%, tức là huy động được 12,691 triệu tỷ đồng, tốc độ tương đương với cho vay. Nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN giao cho các ngân hàng từ đầu năm là 11%, nên mức tăng 4,2% hiện nay là rất thấp, còn nhiều dư địa để các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn.
Về nguyên nhân tín dụng tăng chậm, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, do tình hình kinh tế và doanh nghiệp khó khăn khiến cầu tiêu dùng và đầu tư suy giảm. Hiện sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, thiếu đơn hàng, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, thị trường bất động sản chưa sôi động, nhiều dự án chưa triển khai kể cả các dự án thương mại hay nhà ở xã hội… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn về năng lực và khả năng tài chính, khó chứng minh điều kiện về đảm bảo khả năng trả nợ thì ngân hàng cũng khó cho vay.
Từ những vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh cần giải pháp đồng bộ về hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế, bởi hiện ngành ngân hàng cũng đặt mục tiêu tập trung tăng cường hơn nữa về tín dụng. NHNN sẽ tạo điều kiện để giảm tiếp lãi suất, các ngân hàng cũng cần cắt giảm chi phí không cần thiết, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng…
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 diễn ra cùng ngày, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng tiếp cận tín dụng đang là vấn đề được quan tâm. Nên theo Thống đốc, về phía điều hành, NHNN đã và sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp.
Nhưng Thống đốc kiến nghị các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ ngành khác cần được quan tâm, chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước, cải thiện về điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp bất động sản cần điều chỉnh giá của bất động sản.
Chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.
Theo Thủ tướng, về thực chất, chủ trương này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, có lộ trình, xuyên suốt từ tháng 10/2022 đến nay; NHNN đã làm nhưng cần làm mạnh hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" trước tháng 10/2022 sang "chắc chắn" từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.
Cùng với NHNN và ngành ngân hàng, Thủ tướng kêu gọi và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa, tăng cường tiết kiệm chi phí, đổi mới quản trị doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản phẩm có chất lượng theo hướng sản xuất xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường trong nước, quốc tế.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·NA Chairman delighted at Việt Nam – RoK ties
- ·Việt Nam wishes to collaborate with UN in digital transformation: ambassador
- ·Việt Nam, Cambodia review upgrade of friendship monuments
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·UN Development Programme's official praised for contributions to Việt Nam's development
- ·Gov't leader should be the one to approve petroleum contracts: NA Chair
- ·State leader hosts ceremony marking 77th National Day
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·State leader hosts ceremony marking 77th National Day
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Lao leader calls on Lao, Vietnamese people to nurture special relationship
- ·More greetings to Việt Nam on National Day from foreign leaders
- ·NA Standing Committee convenes law
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·PM appreciates Russia’s help with preservation of President Hồ Chí Minh’s body
- ·PCC Secretariat issues disciplinary measures against Gia Lai official
- ·Prisoners to take part in vocational training outside jail
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Clean energy transition needed for growth and resilient, prosperous future: COP26 president