【wap bongdaso vn】Bàn giải pháp gỡ khó trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Từ năm 2025 sẽ xử phạt nếu không phân loại rác thải sinh hoạt
Ngày 17/5/2024,àngiảiphápgỡkhótrongphânloạithugomxửlýrácthảisinhhoạwap bongdaso vn Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Phát biểu tại diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra 6 Điều quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, Điều 75 của Luật này quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Nghị định số 45 của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Mặc dù thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi này sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2025, nhưng nếu không làm tốt công tác chuẩn bị, không có lộ trình rõ ràng cũng rất khó đưa chính sách vào cuộc sống.
Ông Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Minh Thư |
“Phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng là khó khăn trước mắt. Việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là bài toán khó giải quyết ở cả thành thị lẫn nông thôn” - TS. Nguyễn Linh Ngọc nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, diễn đàn là dịp để các đơn vị nêu ra thực trạng, khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt hiện nay; khó khăn về thiết bị, hạ tầng cơ sở, các điểm tập kết cũng như nguồn kinh phí bố trí cho việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đi vào thực tiễn.
Ông Nguyễn Thành Lam - đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nói về thách thức trong quản lý CTRSH, thứ nhất, trong phân loại: Chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ tại các địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nghiên cứu, áp dụng hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện. |
Thứ hai, trong thu gom, vận chuyển: Chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom CTRSH tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng quy định làm tồn đọng CTRSH kéo dài gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc; các quy định về định mức, đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý còn thiếu…
Thứ ba, trong xử lý, công nghệ chôn lấp vẫn là chủ yếu (76,10%); nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ODA; nguồn vốn từ khu vực tư nhân còn khiêm tốn (ít các dự án đầu tư theo PPP, tư nhân được triển khai); 75% cơ sở xử lý CTRSH được nhà nước hỗ trợ vận hành.
Về chính sách, pháp luật quản lý CTRSH, điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong quản lý chất thải với quan điểm coi chất thải là tài nguyên với mục tiêu tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm thải bỏ và thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn cho sự phát triển bền vững.
Đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc phân loại rác thải
Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng phân loại rác khá thành công tại TP. Hải Phòng, Ths. Đào Thu Huyền - Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở TN&MT TP. Hải Phòng cho biết, Hải Phòng bắt đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn từ năm 2016, trải qua nhiều thất bại. Tuy nhiên, với niềm tin phân loại rác tại nguồn là tốt, là điều cần làm, phải làm thì chắc chắn phân loại rác tại nguồn sẽ thành công, đặc biệt phải kiên trì.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Minh Thư |
Hải Phòng đã áp dụng nếu không phân loại tại nguồn, sẽ bị từ chối tiếp nhận. Người dân đã có bài học về ùn ứ rác từ sự cố các bãi rác nên rất hiểu về nguy cơ này nếu rác không được thu gom.
Hải Phòng cũng ưu tiên ở vùng tập trung hữu cơ cao, tập trung đầu tư thực hiện vào "Mô hình điểm" (chính quyền, người dân quan tâm…); phổ biến cho chính quyền, tổ dân phố, người dân thấy hiệu quả rõ rõ rệt của phân loại rác tại nguồn tại các mô hình điểm. Đưa các bộ các phường, xã, các đại diện tổ dân phố tham quan nhà máy phân mùn compost để cảm nhận được ý nghĩa, giá trị của phân loại rác tại nguồn…
Cùng với đó, tiếp thu kiến thức hỗ trợ từ chuyên gia thành phố Kitakishu Nhật Bản, Hải Phòng đã vừa làm, vừa tìm tòi ra cách làm hay, làm hiệu quả hơn, tài liệu tuyên truyền (trực quan, dễ hiểu….); phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt (Bí thư, tổ dân phố, phụ nữ...) nên đã thực hiện khá tốt và hiệu quả hoạt động phân loại rác tại nguồn.
Đây cũng là mô hình điểm, nhiều kinh nghiệm phong phú đối với các tỉnh, thành có đặc điểm tương tự khi triển khai thu gom, xử lý, phân loại rác tại nguồn.
Mới đây, ngày 15/5, Bộ TN&MT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến 32 tỉnh, thành phố, đơn vị liên quan về quy định kỹ thuật và đơn giá thu gom, xử lý CTRSH và Dự thảo Thông tư ban hành Quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 là sớm hoàn thiện Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật và Thông tư ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, ngay trong những tháng đầu năm 2024, Bộ TN&MT đã khẩn trương làm viêc với Sở TN&MT của 16 tỉnh/thành phố, đại diện cho các vùng miền trên phạm vi cả nước; đồng loạt tổ chức khảo sát, kiểm chứng đối với dự thảo các quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, có sự tham gia của gần 20 chuyên gia, nhà khoa học với hơn 100 ngày làm việc liên tục./.
(责任编辑:La liga)
- ·1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017
- ·Tạm đình chỉ công tác 2 chủ tịch xã ở Lào Cai vì né tránh trách nhiệm cứu hộ
- ·Vụ 149 người ngộ độc vì bánh mì: Chủ tiệm bị 90 triệu đồng, trả toàn bộ viện phí
- ·'Siêu dự án' đường bộ 136.000 tỷ ở TPHCM sắp trình Quốc hội có quy mô thế nào?
- ·Việt Nam nộp Văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
- ·Đường vào thôn Làng Nủ bị lũ quét ở Lào Cai tiếp tục khó khăn vì sạt lở taluy
- ·Đưa trẻ nhỏ, người già ở ven đê Hà Nội chạy lụt, nhiều người về quê tránh lũ
- ·Nhói lòng cảnh ngóng tin bố mẹ, chồng, cháu mất liên lạc vụ sập cầu Phong Châu
- ·EVFTA tạo động lực giúp doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa quy trình sản xuất
- ·Từ vụ mái ấm Hoa Hồng, kiến nghị Bộ Công an xử nghiêm hành vi bạo hành trẻ em
- ·Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
- ·Một huyện ở Yên Bái ngập nặng, công an mở lối cao tốc lấy đường vào cứu trợ
- ·Nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, Cục Đường Thuỷ nội địa chỉ đạo khẩn
- ·Cục Đường bộ Việt Nam: Kiên quyết dừng khai thác các cầu không đảm bảo an toàn
- ·Lực đẩy từ hàng không trong quá trình phát triển du lịch Tây Nguyên
- ·Mất điện nhiều ngày, Giám đốc điện lực Hạ Long bị tạm đình chỉ chức vụ
- ·Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- ·Nạn nhân sập cầu Phong Châu: 'Lúc đó nước chảy rất xiết, tôi nghĩ mình xong rồi'
- ·Vietravel lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm vì Covid
- ·Miền Bắc tiếp tục mưa lớn, điểm tên nhiều nơi nguy cơ lũ quét, ngập lụt