【xem.kèo bóng đá】Kiến nghị trẻ em gái được trang bị kỹ năng, kiến thức an toàn trên không gian mạng
VHO- Năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tham gia chuỗi sự kiện “Trao quyền cho trẻ em gái” nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Trẻ em gái (11.10). Năm nay,ếnnghịtrẻemgáiđượctrangbịkỹnăngkiếnthứcantoàntrênkhônggianmạxem.kèo bóng đá Ý Nhi, 20 tuổi đến từ Hà Nội, được Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 1 ngày.
Ý Nhi và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe
Đây là hoạt động do tổ chức Plan International Việt Nam khởi xướng vào năm 2012 nhằm tạo cơ hội giúp các em gái được trải nghiệm vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực đời sống. Năm nay, với thông điệp kêu gọi thúc đẩy tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường không gian số an toàn và không có sự phân biệt.
Năm nay, Ý Nhi, 20 tuổi đến từ Hà Nội, được bà Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam. Sau khi quan sát các cán bộ Sứ quán làm việc tại văn phòng, Ý Nhi có cuộc trao đổi với Đại sứ Måwe và Phương Anh – người được Đại sứ trao quyền trong hai năm 2019 và 2020, về những thách thức và thành tựu mà các em cùng tổ chức Plan International Việt Nam đã đạt được với vai trò là Thủ lĩnh tiên phong về bình đẳng giới trong hơn một năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ý Nhi và Phương Anh đại diện các em gái được trải nghiệm trao quyền Đại sứ Thụy Điển
Đại sứ và hai em gái cũng thấy rằng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng. Covid-19 làm gián đoạn việc học tập, đặt các em trước những thách thức lớn về kinh tế, nguy cơ bị bóc lột, lao động trẻ em và bạo lực trên cơ sở giới, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi hầu hết các hoạt động phải chuyển sang hình thức trực tuyến, việc đảm bảo một thế giới số an toàn và không có sự phân biệt, ngày càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, trẻ em và trẻ em gái vẫn đang phải đối mặt với vô số rủi ro trực tuyến. Trong số đó, sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng có rất nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với trẻ em gái.
“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn cuộc sống của chúng em, dù là dưới góc độ cá nhân hay công việc, đều diễn ra trên mạng Internet. Chúng em lên mạng để tìm các thông tin cần thiết về mọi mặt của cuộc cống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, cơ hội công việc… nhưng việc phân biệt tin giả tin thật không hề dễ dàng. Thông tin sai sự thật ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thực. Vấn đề này cần được giải quyết triệt để”, Phương Anh bày tỏ lo ngại của mình trước thông tin sai sự thật tràn lan trên mạng.
Các thành viên buổi làm việc
Nói về hậu quả của vấn đề này, Ý Nhi nhấn mạnh: Không phải ai cũng được trang bị đầy đủ các kỹ năng để nhận biết tin giả hoặc lừa đảo trên mạng. Nếu trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng được dạy những kỹ năng cần thiết để điều hướng thông tin sai lệch trên mạng, chúng em tin mình sẽ có khả năng lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước những thông tin sai trái, những quan điểm sai lệch dễ gây thù hận hoặc bất bình đẳng. “Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu mọi người cùng chung tay trong việc trang bị kiến thức kỹ thuật số cho tất cả trẻ em”, đại diện trẻ em gái đề xuất.
Tại buổi nói chuyện, Đại sứ Måwe và hai em gái cũng thảo luận về một số sáng kiến và đề xuất dành cho các chính phủ liên quan đến tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho trẻ em và thanh thiếu niên. Thông qua hoạt động này, Đại sứ hiểu thêm về bình đẳng giới trong không gian số tại Việt Nam, đặc biệt là qua lăng kính của thế hệ trẻ và trong bối cảnh Covid-19.
Kết thúc buổi làm việc Đại sứ Måwe cùng hai em gái Ý Nhi và Phương Anh cùng ký vào thư ngỏ do tổ chức Plan International kêu gọi, lên tiếng chống lại việc lan truyền thông tin sai sự thật trên mạng. Cần nỗ lực hơn nữa để trẻ em gái và phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có thể tự tin tham gia thế giới 4.0 và nắm giữ các vị trí lãnh đạo”, bà Sharon Kane, Giám đốc quốc gia Tổ chức Plan International Việt Nam chia sẻ sau khi cảm ơn bà Đại sứ và Sứ quán Thụy Điển dành cơ hội đặc biệt này cho hai em Phương Anh và Ý Nhi.
Do đại dịch Covid-19 cũng như động lực gia tăng lượng truy cập trực tuyến, nguy cơ trẻ em gái tiếp xúc với rất nhiều thông tin giả và thông tin sai lệch trên mạng.đang ngày càng gia tăng. Thông tin giả, thông tin sai lệch gây ra tác hại thực sự, nó kìm hãm các em gái và là một rào cản nữa đối với khả năng lãnh đạo của các em. Hiện tại có rất ít hỗ trợ - các em gái đang phải tự mình định hướng.
Nhân Ngày quốc tế Trẻ em gái 2021, Plan International huy động mọi người trên khắp thế giới ký tên vào thư ngỏ của trẻ em gái và phụ nữ trẻ nhằm giải quyết vấn đề thông qua ghi nhận tầm quan trọng của kiến thức kỹ thuật số. Bức thư ngỏ này được đồng soạn thảo bởi Nhóm những người có ảnh hưởng trẻ toàn cầu của chiến dịch Em gái bình đẳng. Bức thư ngỏ này khẩn thiết yêu cầu toàn thể cộng đồng giáo dục trẻ em gái - và tất cả trẻ em - về kiến thức kỹ thuật số. Các em gái cần có khả năng xác định thông tin sai trên mạng để đảm bảo an toàn. Và tất cả các bạn trẻ cần có khả năng nhìn nhận thông tin và kiểm tra sự thật trước khi tin và chia sẻ những thông tin trên mạng. Trẻ em gái cần quyền truy cập, kiến thức và kỹ năng để tự tin hoạt động trực tuyến, tìm kiếm thông tin, cũng như tạo và chia sẻ nội dung.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Vị vua nào trong sử Việt vay nợ khắp nơi, biệt danh Chúa Chổm?
- ·Câu đố huyền thoại của Einstein khiến thần đồng cũng phải chịu thua
- ·Nam sinh một tay 'vẽ' cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu gây sốt mạng
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Nữ sinh lớp 11 ở Hải Dương bị bạn cùng lớp đánh
- ·Phân biệt Tiếng Việt 'xác suất' hay 'xác xuất'?
- ·Triều đại duy nhất trong sử Việt có hai vua chung một ngai vàng
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Chuyên gia: Đề nghị xử lý cán bộ yếu kém khiến gần 3.000 bài thi bị sai điểm
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Thí sinh đã xác nhận nhập học có được phép huỷ?
- ·Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội
- ·Trường Tây Mỗ 3 không tiếp nhận thêm học sinh
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Xúc động hình ảnh thầy hiệu trưởng bơi giữa dòng nước lũ kiểm tra trường
- ·Nguyên nhân gần 2.800 bài thi vào lớp 10 Thái Bình bị sai điểm
- ·Nữ sinh mồ côi ở TP.HCM nhận học bổng toàn phần
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Học sinh Hà Nội nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 mấy ngày?