【bảng xếp hạng u19 châu âu】Nguy cơ suy thoái len lỏi khắp kinh tế toàn cầu
Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ mới | |
Mây đen vẫn bao phủ lên triển vọng kinh tế toàn cầu |
Nguy cơ suy thoái trên toàn cầu. |
Hiệu suất hoạt động quá thấp là tín hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong bối cảnh nước này đang đối mặt với một loạt thách thức kinh tế, trong đó có những ảnh hưởng từ chính sách “Zero Covid” (Không Covid) của nước này và cuộc khủng hoảng bất động sản. Trong khi đó, xu hướng nhu cầu giảm từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với các thị trường năng lượng.
Cũng giống như các ngân hàng trung ương khác, PBoC đang phải đối mặt với nhiều xung đột chính sách, khi các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi chặt chẽ chỉ số lạm phát và mức nợ vốn đang tăng cao. Bà Julian Evans-Pritchard, một chuyên gia kinh tế chuyên về Trung Quốc thuộc công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho biết “dường như ngân hàng trung ương đã nhận ra rằng nền kinh tế đang gặp phải một vấn đề cấp bách hơn”. Dữ liệu vào tháng 7 cho thấy các động lực kinh tế hoạt động mờ nhạt, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại và dường như ít phản ứng với việc nới lỏng chính sách hơn so với thời kỳ suy thoái kinh tế trước đó. Số liệu về cả doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với các mức tăng lần lượt là 2,7% và 3,8%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn so với dự báo tăng trưởng lần lượt là 5% và 4,6%, và cả hai chỉ số đều tăng chậm lại so với tháng 6.
Những lo ngại về suy thoái toàn cầu đã gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, khiến giá dầu, lúa mỳ và phân bón tăng vọt. Điều này cũng cho thấy bản chất phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19. Tuần trước, một báo cáo lạm phát đã được công bố tại Mỹ, trong khi dữ liệu về thị trường việc làm mới cũng cho thấy các nhà tuyển dụng đã bổ sung thêm 528.000 việc làm trong tháng 7/2022, đưa chỉ số thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống 3,5% - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế và các quan chức Nhà Trắng vẫn cho rằng sự chậm lại trong tăng trưởng việc làm tại Mỹ, được ghi nhận vào tháng trước, là đáng lo ngại. Lạm phát tại Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm và nền kinh tế cũng suy giảm trong phần lớn của năm 2022. Điều này khiến thị trường tài chính Phố Wall đánh mất hàng nghìn tỷ USD giá trị trong năm nay, chỉ số đo lường tâm lý người tiêu dùng cũng rơi xuống mức thấp kỷ lục vào tháng Sáu.
Cùng với Trung Quốc và Mỹ, dấu hiệu suy thoái đang xuất hiện ở khắp nơi. Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lãi suất trong một nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, chấm dứt kỷ nguyên “tiền rẻ” được thúc đẩy trong nhiều năm. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1995, đồng thời cảnh báo kinh tế Anh sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài trước khi năm 2022 kết thúc.
Rõ ràng, suy thoái đang có nguy cơ len lỏi vào mọi ngõ ngách của kinh tế toàn cầu. Nếu không có chiến lược phù hợp và hợp tác kinh tế, chắc chắn kinh tế thế giới sẽ đối mặt với "những cơn gió ngược".
(责任编辑:La liga)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 8 ngày cuối tháng 2/2018
- ·Nạn nhân da cam
- ·Mất an toàn thực phẩm do quản lý lỏng lẻo
- ·Vinh danh tấm gương dũng cảm Trần Hữu Hiệp
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 12. 2019
- ·Chữa lở loét miệng
- ·Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Ðông
- ·Đi chăn trâu, 3 mẹ con tử vong vì đuối nước
- ·Chồng mới có trách nhiệm nuôi con riêng của vợ cũ?
- ·Ngày hội internet xã Tân Quan
- ·Tài sản riêng của chồng nhưng vợ đòi được đứng tên
- ·Bão số 2 đã suy yếu, đề phòng lũ quét và sạt lở đất
- ·TP.HCM đề nghị di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1
- ·Nhiều chủ xe còn hiểu mù mờ về hộp đen
- ·Bé gái lao cột sống được bạn đọc giúp đỡ
- ·Cò bệnh viện lộng hành
- ·Lại phát hiện bọ xít hút máu người
- ·Hà Nội không cắt điện trong đợt thi tốt nghiệp THPT
- ·VÀ CHỚP MẮT MÙA QUA TA Ở LẠI
- ·Đường sắt sẽ không đổ chất thải ra đường từ 2015