【ulsan hyundai đấu với incheon united】Doanh nghiệp cần chủ động theo dõi nợ thuế để tránh bị cưỡng chế
Tăng cường các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định Đi tìm những món nợ thuế chây ỳ của doanh nghiệp bị cưỡng chế - Bài 1: Bị hoãn xuất cảnh mới biết mình làm giám đốc doanh nghiệp (?ệpcầnchủđộngtheodõinợthuếđểtránhbịcưỡngchếulsan hyundai đấu với incheon united) Cưỡng chế trích tiền gửi/phong tỏa tài khoản đối với 5 doanh nghiệp nợ thuế |
Xin ông cho biết tình trạng doanh nghiệp nợ thuế quá hạn hiện nay tại Cục Hải quan TPHCM?
Hiện nay, tổng nợ thuế phải thu đến 30/6/2024 tại Cục Hải quan TPHCM là 1.789 tỷ đồng, giảm 132 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023.
Về cơ cấu nợ, chủ yếu là nợ thuế phát sinh trước khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực (chiếm 91% tổng số nợ). Nợ phát sinh mới trong năm 2024 chưa đến 7 tỷ đồng, chiếm 0,012% số thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm của Cục Hải quan TPHCM (thu ngân sách 6 tháng đạt 58.787 tỷ đồng).
Trong thời gian qua, Cục Hải quan TPHCM đã triển khai những giải pháp thu hồi nợ thuế như thế nào và kết quả ra sao, thưa ông?
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM, Phòng Thuế XNK đã tham mưu xây dựng kế hoạch xử lý, thu hồi nợ ngay từ đầu năm. Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế, tổ chức thu hồi và xử lý nợ thuế được thực hiện đúng quy định, đáp ứng mục tiêu công bằng xã hội giữa các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ với Nhà nước.
Song song đó, các chi cục hải quan trực thuộc căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị đã xây dựng kế hoạch chi tiết, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ; lập hồ sơ nợ ngay từ khi nợ thuế mới phát sinh, phối hợp đồng bộ, liên tục nhiều biện pháp để đôn đốc, cưỡng chế… để thu hồi nợ.
Đồng thời, Cục xây dựng phần mềm Quản lý nợ thuế trên Hệ thống quản trị Cục Hải quan TPHCM (HCAS), với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý nợ thuế và khoản thu khác tại Cục Hải quan TPHCM một cách tự động, chính xác, khách quan, toàn diện, chủ động mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp công chức ở Chi cục và Phòng Thuế xuất nhập khẩu có một công cụ hỗ trợ nhanh, hiệu quả, đồng bộ trong việc quản lý nợ thuế.
Ngoài ra, Cục còn tăng cường kết nối với các cơ quan Thuế, cơ quan Công an, cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước, Tòa án,... để có thể kiểm soát với nhóm doanh nghiệp nợ thuế ngừng hoạt động, không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp mới hay bỏ trốn... Qua các chương trình phát triển quan hệ đối tác giữa các bên, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối, chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu phù hợp với điều kiện hệ thống thông tin của mỗi cơ quan, mỗi bộ, ngành…
Với các giải pháp đồng bộ, tổng số nợ chuyên thu phát sinh trước năm 2024 được Cục Hải quan TPHCM thu hồi và xử lý trong 6 tháng đầu năm 2024 trên 185,4 tỷ đồng, đạt 78,96% chỉ tiêu thu hồi nợ năm 2024 được giao. Đây là tỷ lệ thu hồi và xử lý nợ thuế cao nhất trong những năm gần đây mà Cục Hải quan TPHCM đạt được.
Ngoài 7 biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo Luật Quản lý thuế, ông đánh giá như thế nào về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024?
Ngoài 7 biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế, Cục còn áp dụng biện pháp "Tạm hoãn xuất cảnh" đối với cá nhân là đại diện phát luật doanh nghiệp nợ thuế.
Theo quy định của pháp luật hiện nay không quy định số tiền tối thiểu nợ thuế là bao nhiêu sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện Cục Hải quan TPHCM cũng lựa chọn các trường hợp có số nợ thuế lớn hoặc nợ trây ỳ thời gian dài, đã có văn bản thông báo nợ đôn đốc nhiều lần, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không đạt hiệu quả thu hồi nợ… để thực hiện tạm hoãn xuất cảnh trước.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế là một trong những biện pháp cưỡng chế cứng rắn giúp thu hồi nợ thuế hiệu quả. Chẳng hạn như trường hợp một doanh nghiệp nợ thuế hơn 7 tỷ đồng từ năm 2004 và một trường hợp khác nợ hơn 1,7 tỷ đồng từ năm 1999 cũng đã nộp thuế vào NSNN sau khi chủ doanh nghiệp bị Hải quan TPHCM ra thông báo tạm hoãn xuất cảnh.
Để tránh rủi ro pháp lý, ông có lưu ý gì đối với doanh nghiệp trong việc theo dõi, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước?
Để tránh những rủi ro pháp lý do nợ thuế, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu nắm bắt các quy định trong hoạt động xuất nhập khẩu, hướng đến việc tự nguyện tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế XNK.
Chủ động nắm bắt tình hình nợ thuế, theo dõi thông tin tra cứu nợ thuế trên website của Tổng cục Hải quan và thông tin cơ quan Hải quan đăng tải công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế, tránh bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:World Cup)
- ·Doanh nghiệp thành công với 90% doanh thu từ hàng xuất khẩu nhờ đáp ứng tốt tiêu chuẩn
- ·Món quà tặng mẹ
- ·Mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia BHTN
- ·Nhịp đập mùa xuân
- ·Vũ Đình Duy bị truy nã: Tiết lộ đường quan lộ ‘thần tốc’ của đại gia dầu khí 7X
- ·Mất phanh, xe bồn Petrolimex húc tung đám đông chờ đèn đỏ
- ·Không để kéo dài việc lấn chiếm Kè khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc
- ·Bùng phát bệnh trên đàn bò hỗ trợ hộ nghèo
- ·Tìm ra điểm yếu của virus corona
- ·Báo Bình Phước trao 40 phần quà tết cho người nghèo
- ·Hà Tĩnh: “Khai tử” Chi cục hải quan cửa khẩu Cầu Treo
- ·Câu lạc bộ vì ngày mai tươi sáng phát huy hiệu quả
- ·Hướng dẫn về Bảo hiểm y tế năm 2015
- ·Tận lực chăm lo nạn nhân “da cam”
- ·Sốc: Thưởng tết 2018, mỗi người nhận được bao tải tiền
- ·Xuân yêu thương đến với trẻ em nghèo
- ·Thanh toán trực tuyến thuế đất
- ·Bưu chính công ích: An toàn, nhanh chóng
- ·Áp dụng 5S trong y tế giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
- ·Hôm nay 28