【kqbd watford】Các FTA là “lối thoát” cho doanh nghiệp bao bì
Năng lực sản xuất của ngành bao bì đang vượt cầu của thị trường |
Còn nhiều khó khăn
Theo Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023, vị trí bảng xếp hạng năm nay gần như không có sự thay đổi so với năm 2022. Trong danh sách Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 – Nhóm ngành Giấy, những cái tên quen thuộc của năm 2022 tiếp tục được xướng danh như: Công ty CP Tetra Pak Việt Nam; Công ty CP Đông Hải Bến Tre; Công ty TNHH Bao bì Việt Hưng; Công ty CP In và Bao bì Goldsun; Công ty CP Bao bì Biên Hòa... Riêng trong danh sách Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 – Nhóm ngành Nhựa, có hai cái tên bị loại ra là Công ty nhựa Rạng Đông Long An và Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân, thay vào đó là 2 cái tên: Công ty CP Bao bì Nhựa Tân Tiến; Công ty CP Tập đoàn Nhựa Bình Thuận, còn lại giống như năm 2022.
Thực trạng này cho thấy, ngành sản xuất bao bì không có nhiều đột phá trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, sản lượng bao bì và sản xuất công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình sản xuất công nghiệp sụt giảm đã khiến sản lượng bao bì trong nước cũng có bước đi chậm lại. Kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 8/2023 cho thấy, trong bối cảnh chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng đầu năm 2023 ước giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,2%), có tới 25,7% doanh nghiệp bao bì báo cáo có doanh thu giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng bao bì cũng sụt giảm nghiêm trọng. 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bao bì (tính trên 2 nhóm HS.3923 và HS.4819 lần lượt đại diện cho bao bì nhựa và bao bì giấy) đạt 1,07 tỷ USD, chỉ tương đương 63,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tương đương 77,4% và 36,6% so với cùng kỳ.
Ngoài khó khăn trên, các doanh nghiệp bao bì còn chịu áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng ngành do cầu tiêu dùng hàng hóa giảm kéo theo lượng cầu bao bì giảm. Hiện nay, năng lực sản xuất bao bì giấy phổ thông đã vượt quá nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp chỉ đang hoạt động khoảng 60% công suất,...
“Lối thoát” cho khủng hoảng
4 giải pháp trọng tâm của ngành bao bì trong thời gian tới |
Theo dự báo của Market Research Future – một trong những công ty phân tích thị trường hàng đầu thế giới, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thị trường bao bì nhựa toàn cầu là 3,6%, bao bì giấy là 4,7% trong giai đoạn 2023-2030.
Trong khi đó, tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence lại dự báo thị trường bao bì nhựa và bao bì giấy Việt Nam có CAGR lần lượt lên tới 8,39% và 9,73% trong giai đoạn 2023-2028.
Các chỉ số lạc quan này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Đặc biệt, điều kiện thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được cho là yếu tố thúc đẩy của ngành bao bì Việt Nam phát triển bởi khi xuất khẩu sang các nước thành viên của FTA, doanh nghiệp Việt sẽ được hưởng thuế suất bằng hoặc gần bằng 0%. Đây là cơ hội rất lớn để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bao bì Việt Nam trên thị trường quốc tế mà không phải đối thủ cạnh tranh nào cũng có được.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 16 FTA song phương và đa phương. Xét trong giai đoạn tháng 1/2022 đến hết tháng 6/2023, giá trị thương mại hai nhóm HS.3923 và HS.4819 tại 4 thị trường xuất khẩu bao bì lớn nhất của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, tiếp sau là Anh, Hà Lan, Australia, Campuchia chiếm tới 75,5% lượng xuất khẩu bao bì của Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng xuất khẩu bao bì sang 27 quốc gia với giá trị trên 10 triệu USD, chiếm 96,4% giá trị xuất khẩu bao bì. Đáng chú ý, hầu hết các quốc gia trên đều nằm trong ít nhất một FTA mà Việt Nam đang là thành viên.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, ngoài yếu tố ngoại sinh từ các FTA mang lại, các doanh nghiệp bao bì Việt cần nâng cao yếu tố nội sinh như năng lực sản xuất, quản trị rủi ro vận hành, đặc biệt là quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần linh hoạt cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài, ổn định sản xuất, tận dụng lợi thế từ các FTA để đưa sản phẩm bao bì tới nhiều thị trường khó tính.
Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 Danh sách 1: Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 – Nhóm ngành Giấy
Danh sách 2: Top 10 Công ty Bao bì uy tín năm 2023 – Nhóm ngành Nhựa
|
(责任编辑:La liga)
- ·Bão số 7 gây mưa lũ lớn, nhiều tỉnh miền Trung cần hỗ trợ khẩn cấp
- ·Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư và chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam
- ·Lộ trình Tiêu chuẩn mới của Châu Âu trong việc thúc đẩy triển khai phát triển hydrogen quy mô lớn
- ·Hệ thống khử muối bằng năng lượng mặt trời tạo ra nước uống nhanh chóng mà không bị tắc nghẽn
- ·Bộ Xây dựng đề xuất cho làm nhà chung cư 25 m2
- ·Bức tranh tăng trưởng 9 tháng năm 2023 và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cả năm 2023
- ·Bộ KH&CN hỗ trợ xây 16 căn nhà tình nghĩa tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
- ·Đơn giản hóa 2.352 thủ tục hành chính về kinh doanh
- ·Công ty CP dược liệu Phương Đông bị phạt do quảng cáo TPCN Viên Gut metaherb có tác dụng như thuốc
- ·Châu Thành nỗ lực duy trì vùng chuyên canh thanh long chất lượng cao
- ·Hướng đến tăng trưởng xanh với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14030
- ·Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
- ·Hà Nội vinh danh 66 đơn vị sử dụng Năng lượng Xanh năm 2023
- ·BHXH Việt Nam hướng dẫn thu các loại bảo hiểm theo mức lương cơ sở mới
- ·Xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc từ tháng 3/2021
- ·Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Úc
- ·Giá vàng SJC “bất động” trong lúc giá thế giới tụt dốc
- ·CPI cả năm 2022 tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
- ·Ấn Độ quan tâm xúc tiến thành lập “Khu công nghiệp Dược phẩm” tại Việt Nam
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt mốc 67 triệu đồng/lượng