【tỉ số trận atalanta】Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo năm 2019
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì,àngiảiphápthúcđẩysảnxuấttiêuthụlúagạonătỉ số trận atalanta với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu đến từ các bộ, ngành trung ương, các tổ chức ngành nghề liên quan và lãnh đạo của 13 tỉnh ĐBSCL…
Đây là hội nghị được kỳ vọng sẽ có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài giúp cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vượt qua những khó khăn và phát phát triển căn cơ hơn; cũng như duy trì sự tích cực của xuất khẩu gạo như trong những năm vừa qua.
Điệp khúc “được mùa, mất giá”
Theo tài liệu hội nghị, xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và 16,3% giá trị so với năm 2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển đổi được cơ cấu giống, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Năm nay, diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng lúa dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường.
Từ cuối năm 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá gạo giảm. Xuất khẩu gạo tháng 1/2019 đạt 437,6 nghìn tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc.
Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu…
Lãnh đạo các bộ, ngành bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo cho nông dân trong năm 2019. Ảnh ĐD |
Hướng đến giải pháp phát triển bền vững
Tại hội nghị, lãnh đạo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo năm 2018 và quý I/2019; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong năm 2018, dự kiến tình hình cả năm 2019 của riêng quý I/2019; lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương đưa ra dự báo về thị trường xuất khẩu gạo thế giới và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Bộ Công thương; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gạo…
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phân tích những "điểm nghẽn" trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong đó, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành lúa gạo thấp; xuất khẩu gạo khối lượng lớn nhưng giá trị thấp; sản xuất thiếu tính bền vững...
Thực trạng giá lúa gạo mà Bộ NN&PTNT nêu ra cho thấy từ cuối năm ngoái, giá lúa tươi tại ruộng có dấu hiệu sụt giảm. Đến đầu tháng 2 này, tiếp tục giảm xuống còn 4.200 đồng- 4.400 đồng/kg; loại thóc hạt dài OM 504 giảm còn 4.500 đồng/kg…
“Thêm vào đó, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn các năm trước. Một số nước nhập khẩu gạo thông tin sẽ thu mua chậm hơn so với các năm trước. Ngoài ra, năng lực thu mua tạm trữ của doanh nghiệp còn yếu. Chính vì vậy, sự vào cuộc nhanh của ngân hàng và doanh nghiệp sau chỉ đạo của Thủ tướng góp phần rất lớn để giải quyết những khó khăn trước mắt” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, để nông sản Việt Nam, trong đó có ngành hàng lúa gạo không tiếp tục bị "giải cứu", nông dân không còn cảnh “ngồi trên đống lửa”, rất cần một chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục, kiên trì để thoát khỏi lời nguyền "chi phí cao, chất lượng kém". Muốn vậy, không nên làm theo hướng mạnh ai nấy làm như hiện nay, mà phải cùng hợp tác với nhau một cách tự nguyện.
Toàn cảnh buổi hội nghị. Ảnh ĐD |
“Do đó, hợp tác xã là giải pháp duy nhất trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy còn những rào cản về thể chế nhưng Đồng Tháp đã, đang và sẽ kiên trì hướng đến mục tiêu đó trên nền tảng hơn 60 Hội quán nông dân - tiền đề để phát triển hợp tác xã” – ông Lê Minh Hoan nói./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Tan nát gia đình vì ma túy
- ·26 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi tuyên truyền phòng, tránh bom mìn, vật nổ sau chiến tranh
- ·Đê biển Tây xuất hiện 6 đoạn sạt lở, sụt lún nghiêm trọng
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác huấn luyện năm 2022
- ·Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài
- ·Phạt 5 triệu đồng đối tượng đăng tin sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Đăng video sai sự thật, bị xử phạt 7,5 triệu đồng
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị
- ·Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh dự kiến tổ chức vào tháng 7
- ·Làm đẹp cảnh quan đô thị, đảm bảo an toàn giao thông
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Thực hiện thủ tục hành chính hẹn giờ
- ·Công an điều tra vụ nhóm thanh niên xông vào quán nhậu hỗn chiến
- ·Tăng gia ở Đồn Biên phòng Hòn Chuối
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Trao Huy chương vì sự nghiệp Gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc