【ketquabongsa】Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại: Nỗ lực không thể từ một phía
VHO- Từ vụ hiệu trưởng bị tố dâm ô hàng loạt nam sinh ở Trường PTDT nội trú,ảovệtrẻemdântộcthiểusốkhỏibịxâmhạiNỗlựckhôngthểtừmộtphíketquabongsa THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) đến vụ bảo vệ Trường PTDT bán trú ở Lào Cai có hành vi sàm sỡ, dâm ô 14 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5…, có thể thấy vấn nạn xâm hại trẻ em, đặc biệt là các em ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Tỉnh Đồng Nai tổ chức Tọa đàm trao đổi về chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong đại dịch Covid-19
Trẻ em vùng sâu, vùng xa có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao
Nhiều năm qua, công tác triển khai thực hiện các nội dung về quyền trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em nơi đây… Song, theo báo cáo của Vụ Văn hoá dân tộc thuộc Bộ VHTTDL, Ban Dân tộc các tỉnh, tình hình xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số vẫn có những diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy, ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng này đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn cả về tính chất và mức độ. Tại các bản làng, đường sá heo hút, có nhiều hang động, hẻm núi thì càng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ em gái. Nạn nhân thường bị xâm hại khi đi chơi, đi phụ giúp gia đình ở các nơi vắng vẻ như nương ngô, ngoài rẫy hoặc đi rừng… mà không có người lớn đi cùng. Sau khi thực hiện hành vi bỉ ổi, các đối tượng thường đe dọa tinh thần nạn nhân để nạn nhân phải giữ bí mật, không khai báo.
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như smart phone hiện nay đã khiến văn hóa phẩm không lành mạnh dễ dàng được truyền bá đến tận vùng sâu, vùng xa, gây ra sự xuống cấp về lối sống, đạo đức. Một nguyên nhân khác nữa là nhận thức của một bộ phận bà con ở những vùng dân tộc thiểu số còn chưa cao, chưa theo kịp so với mặt bằng chung của xã hội. Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý, chăm sóc các em trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hình sự, pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em còn hạn chế... Vấn đề này dẫn đến việc trẻ em ở những vùng này thiếu hụt kỹ năng sống, khi gặp các tình huống nguy hiểm chưa biết cách phòng vệ, tự giải cứu mình.
Hậu quả do các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây ra hết sức nặng nề và nghiêm trọng. Không chỉ bị xâm hại về tình dục, gây đau đớn, thương tật về thể xác, tính mạng bị đe dọa, mà tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề, gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội tại địa phương. Theo khảo sát của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, có đến 60% trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục đều trở nên không bình thường, luôn mặc cảm, lo sợ, nghi ngờ, xa lánh tất cả mọi người, kể cả người thân trong thời gian dài.
Quy tắc “5 ngón tay” dạy trẻ tránh bị xâm hại
Nâng cao kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số
Tại Hội thảo Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ VHTTDL tổ chức, Vụ Văn hoá dân tộc đã nêu ra những giải pháp riêng tại các tỉnh vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để hạn chế và tiến tới khắc phục tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tất cả các lực lượng có liên quan. Phụ huynh cần quan tâm, giáo dục con về kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ thân thể mình. Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp học để giáo dục kiến thức, kỹ năng mềm cho học sinh, làm sao khi gặp phải những tình huống phát sinh trên thực tế, các em biết cách xử lý phù hợp.
Ngoài ra, ở cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương và người dân có thể phối hợp với nhau trong công tác tuyên truyền. Chúng ta có thể tận dụng uy tín của trưởng bản, già làng trong việc tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật bảo vệ trẻ em, phụ nữ, phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục cho đồng bào trong các buổi sinh hoạt tập thể. Những kiến thức cơ bản về giới tính, kỹ năng tự bảo vệ mình đã được các thầy cô giáo trường dân tộc nội trú, các cán bộ cộng đồng hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng như: Không đi chơi hay ở một mình những nơi vắng vẻ, lúc đêm tối; Khi có kẻ muốn xâm hại tình dục phải biết cách từ chối, kêu to hoặc bỏ chạy; Khi bị xâm hại, kể lại với người lớn đáng tin cậy để được giúp đỡ; mạnh dạn tố cáo để nghiêm trị tội phạm… Với sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, bản thân các em gái người dân tộc thiểu số sẽ dần hình thành ý thức bảo vệ bản thân, bạn bè, chị em gái của mình.
Từ năm 2020, tình hình đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và trực tiếp đối với việc chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt, học tập của trẻ em. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên phạm vi toàn quốc. Trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng tăng, nhất là nguy cơ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi bị gián đoạn việc học tập do không đủ điều kiện học tập trực tuyến, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng bị hạn chế.
Giải pháp quan trọng đặt ra hiện nay đó là đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố, trong sinh hoạt ngoại khoá của các cấp học sinh và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp… Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại không thể từ một phía; các cấp Bộ, ngành cần phối hợp cùng địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em; trang bị kịp thời kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan và đảm bảo nguồn lực phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số…
NGUYỄN SƠN
(责任编辑:World Cup)
- ·Phát triển kinh tế xanh: Đẩy mạnh hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn môi trường
- ·VNA leader suggests ways to win public trust in battle with fake news
- ·Party official receives Cambodian guest
- ·NA discusses amendments of immigration law
- ·Xử lý nghiêm xe vận tải không lắp camera giám sát hành trình
- ·Việt Nam supports Russia in enhancing role in Asia
- ·Deputy PM urges IFC to buy stakes in major commercial banks
- ·Việt Nam active at UN discussions on human rights
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022
- ·ASEAN senior transport officials meeting launched
- ·Tìm kiếm dịch vụ xây nhà trọn gói tại Long An
- ·Việt Nam wants to boost multi
- ·Party official receives IMF guest
- ·Politburo discussed anti
- ·Đầu tư vào khâu chế biến để tăng chất lượng cho trái cây ĐBSCL
- ·Respect for international law crucial in East Sea
- ·Former top navy officer put under investigation
- ·Top leader requests prompt settlement of serious corruption cases
- ·Phát triển kinh tế tuần hoàn
- ·PM stresses importance of national unity