【bang xep hang my】Động lực mới từ cơ chế đặc thù
Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng áp dụng chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược |
Đặc thù để tạo đột phá
Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các đại biểu Quốc hội về việc cần thiết phải có cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng. Trong phiên thảo luận về nội dung này cuối tuần qua,Độnglựcmớitừcơchếđặcthùbang xep hang my dù cho rằng đó là những đề xuất rất mới, nhưng các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng mở khu thương mại tự do, áp dụng các chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược, cũng như phát triển các ngành công nghiệp 4.0 như bán dẫn, AI…
“Đà Nẵng sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa nếu chúng ta có cơ chế, chính sách đột phá dành cho thành phố này”, ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, chuyên gia kinh tếđã nói như vậy.
Vị đại biểu dẫn câu chuyện rằng, kể từ sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng, phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quốc hội thể chế hóa nghị quyết này bằng Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Đà Nẵng đã vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực chuyển đổi sốcông nghệ cao.
“Kinh tế Đà Nẵng đã phát triển và tăng tốc với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 9 năm (2011 - 2019) từ 7,9 đến 8%”, ông Trần Hoàng Ngân nói.
Khó khăn chỉ đến sau khi đại dịch Covid-19 tràn đến, khiến tốc độ tăng trưởng của thành phố này suy giảm. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng chỉ là 2,58%.
Nhưng đó là câu chuyện chung của kinh tế toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam hay Đà Nẵng, do tác động của đại dịch Covid-19 và biến động địa chính trị toàn cầu. Một khi các cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng được thông qua, thành phố này sẽ có thêm động lực để phát triển bứt phá. Thậm chí, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bàn tới Đà Nẵng là không chỉ bàn riêng cho thành phố này, mà cho cả vùng động lực miền Trung và “bệ đỡ” cho Tây Nguyên.
“Đà Nẵng là một cực tăng trưởng của cả nước. Đà Nẵng phải đi trước, phải đạt được những thành tựu cao hơn, nhanh hơn nữa để còn lôi kéo, thúc đẩy và lan tỏa ra các địa phương khác trong vùng động lực, kể cả hỗ trợ cho vùng Tây Nguyên”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Tương tự là câu chuyện với Nghệ An, hay TP.HCM, Hải Phòng… Quốc hội đang xem xét Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, cũng giống như từng xem xét và thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương như TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột… Mục đích khi xây dựng các chính sách đặc thù này đều hướng đến việc tạo động lực tăng trưởng mới cho các địa phương này.
TP.HCM là ví dụ điển hình nhất. Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, mà Quốc hội thông qua vào năm ngoái, sẽ giúp TP.HCM lấy lại quỹ đạo phát triển của đầu tàu kinh tế.
Gần một năm sau khi thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15, những thành quả ban đầu đã có: hàng loạt dự ánhạ tầng trọng điểm được triển khai, TP. Thủ Đức - “thành phố trong thành phố” - đang có cơ hội để tăng tốc phát triển.
Có nên nhân rộng cơ chế đặc thù?
Khi các cơ chế đặc thù bắt đầu được xây dựng và triển khai, mà đến nay đã có 10 địa phương được hưởng lợi, cũng có ý kiến cho rằng, có nên nhân rộng cơ chế này hay không? Và rằng, đã là “đặc thù” thì chỉ nên dành cho một số địa phương.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, tổng kết đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, thành phố hiện nay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nối lưới tuyến 476
- ·Xã Long Phú chạy nước rút về đích nông thôn mới
- ·Vui xuân không quên chuyện đồng áng
- ·Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tăng tốc xuống giống lúa Đông xuân
- ·Suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ
- ·Hướng đến xã nông thôn mới
- ·Độc đáo mô hình nuôi cấy mô lan rừng
- ·Nâng chất công tác xúc tiến đầu tư, xuất khẩu hàng hóa
- ·Thăm, chúc mừng Hội Cựu chiến binh tỉnh Long An
- ·Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững
- ·Bến Lức tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi
- ·Giá cả và sức mua ổn định
- ·Vực dậy nền sản xuất lúa
- ·Sôi động thị trường cây giống
- ·Thường xuyên quan trắc, kiểm soát môi trường không khí
- ·Gia tăng các loại hàng cấm, hàng giá trị cao nhập lậu dịp cuối năm
- ·Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vụ lúa Đông xuân thắng lớn
- ·Xây dựng mới gần 72.000m2 đường nông thôn
- ·Giá heo hơi hôm nay 25/11: Dịch bệnh gia tăng, giá heo đi xuống
- ·Nợ xấu của các tổ chức tín dụng được kiểm soát ở mức an toàn