【bett 88】Tạo dựng ngành kinh tế thể thao vững mạnh, mang bản sắc riêng
VHO - Hội thảo kinh tế thể thao của Việt Nam và giải pháp phát triển đã được tổ chức vào sáng 22.11,ạodựngngànhkinhtếthểthaovữngmạnhmangbảnsắcriêbett 88 tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Khoa học công nghệ thể thao - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Kinh tế thể thao tuy còn là khái niệm mới mẻ đối với nhiều người nhưng thực tế đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Âu. Kinh tế thể thao không chỉ cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà còn tạo việc làm, thu nhập và sự đóng góp quan trọng vào GDP.
Tại Việt Nam với gần 100 triệu dân và sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, chúng ta đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển lĩnh vực này thành một ngành kinh tế tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế và xã hội bền vững.
Sau hơn 35 năm đổi mới, thể thao Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dù chưa chính thức được coi là một ngành kinh tế nhưng các loại hình dịch vụ và sản phẩm thể thao đã và đang phát triển, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự có mặt của các thương hiệu lớn về dụng cụ, trang thiết bị thể thao tại Việt Nam làm minh chứng rõ nét cho tiềm năng này.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.Vũ Thái Hồng - Viện trưởng Viện Khoa học thể thao nhấn mạnh, Hội thảo là cơ hội quý báu để cùng nhau thảo luận, phân tích và chia sẻ những giải pháp nhằm khai thác tiềm năng của ngành kinh tế thể thao, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế thể thao. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một bước đi quan trọng, nhằm định hình và phát triển mạnh mẽ các loại hình kinh doanh, dịch vụ thể thao. Chúng ta phấn đấu đưa kinh tế thể thao trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ tổng hợp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và tái đầu tư cho sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước.
Phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu đã phân tích thực trạng cũng như đề ra các giải pháp để phát triển kinh tế thể thao ở nước ta. Trong đó Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Trần Văn Mạnh nhấn mạnh rằng dù còn nhiều tiềm năng nhưng kinh tế thể thao ở Việt Nam còn chậm phát triển. Ông Trần Văn Mạnh kiến nghị nhiều giải pháp phát triển kinh tế thể thao trong đó cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho thể thao, giải quyết bài toán về hiệu quả thương mại cho các doanh nghiệp khi đầu tư cho thể thao.
Ông Mạnh cũng phân tích về thị trường sản phẩm thể thao rất sôi động tại Trung Quốc hay Mỹ và đề xuất việc phải marketing làm thương hiệu cho các giải đấu, để thu hút khán giả hay việc kiếm nguồn thu từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng VĐV, trích lại 10% thuế doanh nghiệp chuyên về thể thao để đầu tư cho thể thao...
Ông Nguyễn Hồng Sơn Phó Chủ tịch kiêm TTK Liên đoàn Quần vợt Việt Nam lại đề cập đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế thể thao. Theo ông Sơn, nếu muốn phát triển kinh tế thể thao, trước tiên chúng ta phải có đội ngũ nhân lực là những người vừa giỏi chuyên môn vừa có tư duy kinh tế, vừa có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và có đủ uy tín để kết nối cộng đồng tham gia xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao.
Gửi tham luận đến Hội thảo, Ủy viên thường trực UB VH-GD Quốc hội cho biết đối với Việt Nam, khi nhu cầu rèn luyện sức khỏe và giải trí của người dân ngày càng gia tăng, việc áp dụng những mô hình kinh tế thể thao tiên tiến sẽ là một bước đi quan trọng để phát triển bền vững. Nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế, đồng thời tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, sẽ giúp ngành thể thao trở thành động lực mới cho nền kinh tế và góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Phát triển kinh tế thể thao không chỉ là một nguồn lợi tài chính quan trọng mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, thúc đẩy du lịch và gắn kết cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế thể thao từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan, PGS.TS Bùi Hoài Sơn đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia đều có những cách tiếp cận riêng, phù hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế và xã hội. Đối với Việt Nam, việc học hỏi và áp dụng các mô hình thành công này không chỉ đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng và đào tạo tài năng trẻ mà còn cần có chính sách thu hút đầu tư tư nhân, phát triển các giải đấu chuyên nghiệp, và hợp tác quốc tế sâu rộng.
Để nền kinh tế thể thao Việt Nam phát triển bền vững, việc xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, chú trọng vào công nghệ, và liên kết với các ngành du lịch, văn hóa là điều cần thiết. Bằng cách tận dụng lợi thế từ các môn thể thao truyền thống và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo dựng một ngành kinh tế thể thao vững mạnh, mang bản sắc riêng. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để thể thao Việt Nam vươn ra thế giới, đồng thời mang lại những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tương lai.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hùng Huỳnh lên ngôi 'Mỹ nam của năm 2024'
- ·Đảm bảo cơ sở vật chất cho kỳ thi THPT quốc gia
- ·Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- ·Cứu lấy một gia đình
- ·Giá vàng trong nước giảm nhẹ trong khi giá thế giới đi ngang
- ·Đẩy mạnh chiêu sinh, đào tạo ngành thế mạnh
- ·Khánh kiệt một gia đình
- ·Hội báo xuân
- ·Hà Nội: Tiếp thu cầu thị, điều chỉnh cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn
- ·Bình Đức 2
- ·Nghiên cứu xây dựng quy trình hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 lĩnh vực khối lượng
- ·Sang đường không đúng quy định
- ·Em yêu môi trường
- ·5 triệu đồng hỗ trợ em Nguyễn Tú Như đến trường
- ·Kiểm kê đất đai năm 2024 trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8/2024
- ·Lộc Ninh làm 52 đường nông thôn bê tông xi măng
- ·Lộc Thái đón bằng đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Nữ cán bộ mặt trận vì dân
- ·Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- ·Cô học trò nghèo, vượt khó