【đức 2】Tăng cường kiến thức an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam
Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động tuyên truyền góp phần nâng cao kiến thức chung cho người tiêu dùng (NTD) biết lựa chọn,ăngcườngkiếnthứcantoànthựcphẩmchongườitiêudùngViệđức 2 chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn và dinh dưỡng; biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng (CI), chế độ ăn uống không lành mạnh liên quan đến 4 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới; đã đến lúc thế giới phải nhận ra cái giá phải trả cho chế độ ăn, uống không lành mạnh. Tất cả mọi người tiêu dùng có quyền có thực phẩm không chỉ để ăn, mà thực phẩm phải an toàn.
Tại Việt Nam, dù được được Nhà nước quan tâm, an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với người tiêu dùng. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, kể cả ngộ độc tập thể vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Người tiêu dùng đang phải đối mặt với thách thức và gia tăng lo lắng về sức khỏe của mình cũng như những người thân trong gia đình trước mối nguy do thực phẩm không an toàn gây ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, NTD ngày càng quan tâm đến thực phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ song không phải ai cũng có kiến thức và khả năng nhận biết. Vì vậy, tư vấn, nâng cao kiến thức phổ thông cho người tiêu dùng về ATTP, giúp họ có khả năng lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng sao cho có lợi nhất cho sức khỏe là điều cần thiết.
Theo ông Daniel Herrmann – Đại diện của Dự án Protect: Việc hợp tác với Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẽ góp phần tăng cường kiến thức cho người tiêu dùng Việt Nam về ATTP. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Phan Thị Sử - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm chia sẻ các kiến thức về ATTP |
Tại hội thảo, Phó giáo sư, tiến sỹ Phan Thị Sử - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm đã chia sẻ kiến thức cần biết cho người tiêu dùng như thực phẩm an toàn, ngộ độc thực phẩm, các bệnh qua thực phẩm, cách nhận biết các nhãn thực phẩm, phụ gia thực phẩm… Kiến thức về những tiêu chuẩn và chứng nhận ATTP; cách thức thu hồi sản phẩm khuyết tật và giải quyết khiếu nại đối với thực phẩm của tiến sỹ Trần Thị Dung.
Đại diện Hội tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Bên cạnh đó, các đại biểu Hội tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang đã trình bày quan điểm của mình, tham gia đóng góp ý kiến như: Cần phải có sự tương tác, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng và xã hội về trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia trao đổi sôi nổi trong phần thảo luận như làm thế nào để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho NTD ở các cơ sở, các địa phương. Từ đó nhận thức đúng, hiểu đúng về kiến thức ATTP và thực phẩm an toàn.
Để thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng, Tổ chức Hợp tác Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), tài trợ, phối hợp xây dựng, xuất bản cuốn Cẩm nang về ATTP và 4 cuốn Sổ tay hướng dẫn ATTP cho người tiêu dùng. Với mục đích là phát hành rộng rãi tới NTD trên toàn quốc nên các kiến thức, thông tin cơ bản về ATTP không mang tính chuyên môn, học thuật và được diễn đạt dễ hiểu, dễ tiếp cận. Vì thế, sau Hội thảo đại diện hội tiêu dùng các địa phương sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc tuyên truyền, truyền thông kiến thức an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng qua đó từng bước thay đổi thói quen mua sắm thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Chủ động khống chế dịch Rubella
- ·Sơ kết công tác y tế dự phòng: Hơn 97% ổ dịch sốt xuất huyết được xử lý
- ·Bác sĩ Khổng Trọng Khuê: Trọn đời vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Bác sĩ nghĩ gì trước khi cầm dao phẫu thuật?
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: Không để bệnh nhi nằm gầm giường, hành lang
- ·Biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Hội nghị trực tuyến tổng kết chương trình kết hợp quân dân y giai đoạn 2005
- ·Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 3 năm, thu hút 58 bác sĩ về công tác
- ·Cuốn sách chỉ cách làm chậm quá trình lão hóa
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Ngành y tế cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế
- ·Bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng giảm
- ·Để không mắc bệnh về đường tiêu hóa trong mùa hè
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: Triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi