【kết quả u19 benfica】Tập trung gỡ khó công tác quy hoạch bởi mọi thứ đều dựa vào đấy hết
Cả Quốc hội và Chính phủ đều đang tập trung gỡ khó cho công việc quan trọng này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội về công tác quy hoạch. |
Giám sát để Chính phủ làm tốt hơn
Tuần qua,ậptrunggỡkhócôngtácquyhoạchbởimọithứđềudựavàođấyhếkết quả u19 benfica khi Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” lần lượt làm việc với 6 bộ, thì Thủ tướng Chính phủ cũng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, công tác lập quy hoạch hiện vẫn chậm so với yêu cầu, toàn quốc mới thực hiện được khoảng 10% quy hoạch cần phải lập theo Luật Quy hoạch.
Đây cũng là lý do khiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nhiều thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội hết sức sốt ruột. Lý do là, theo Chủ tịch Quốc hội, quy hoạch phải đi trước một bước, nếu quy hoạch đi trước một bước, tiến độ bảo đảm, chất lượng tốt, thì tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội, bởi "mọi thứ đều dựa vào đấy hết". Ngược lại, nếu quy hoạch chậm, chất lượng quy hoạch thấp, thì không thúc đẩy được phát triển, mà còn kìm hãm sự phát triển.
Trong Phiên họp thứ tám (tháng 2/2022), khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về kết quả giám sát việc thực hiện công tác quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ rằng, ông "rất lo lắng về cả tiến độ và chất lượng".
Yêu cầu từ Chủ tịch Quốc hội là giám sát không có nể nang, tất cả đều vì sự phát triển của đất nước.
"Tôi biết, tinh thần này, Chính phủ, Thủ tướng cũng rất ủng hộ, chứ mình Chính phủ với Thủ tướng làm sao làm được việc này. Tất cả các bộ, tất cả hệ thống phải vào cuộc. Mà Quốc hội giám sát càng sát bao nhiêu, càng có hiệu lực bao nhiêu, thì càng tạo điều kiện cho Chính phủ, cho các bộ, ngành làm tốt hơn bấy nhiêu. Mục tiêu là để mọi thứ tốt hơn, vì sự phát triển của đất nước, vì quyền lợi của người dân và quyền lợi của doanh nghiệp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Không nể nang, đó là điều không khó để nhận thấy qua các cuộc làm việc của Đoàn giám sát. Dù đều có kết quả được ghi nhận trong thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, song các bộ đều phải trả lời những "truy vấn" sát sạt của các thành viên Đoàn giám sát, để thấy rõ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và đặc biệt là giải pháp tháo gỡ. Bởi, trên cùng nền tảng của hệ thống pháp luật về quy hoạch, nhưng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ là khác nhau. Rõ ràng, không thể né tránh trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Nội dung, chất lượng quy hoạch đã được cải thiện
Làm việc sau cùng với Đoàn giám sát vào cuối tuần qua là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ về quản lý quy hoạch.
Báo cáo tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc được các bộ đề cập.
Chẳng hạn, với phản ánh quy hoạch tỉnh gặp khó vì thiếu quy định về tích hợp, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhìn chung, Nghị định 37/2019/NĐ-CP đã thực hiện đầy đủ việc quy định chi tiết việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo phương pháp tích hợp và đảm bảo phù hợp với quy định về việc tích hợp quy hoạch theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Luật Quy hoạch.
Sự thiếu đồng bộ giữa quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tưcông và pháp luật quy hoạch cũng là khó khăn được nhiều bộ nêu với Đoàn giám sát.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, tại Nghị quyết số 119/NQ-CP, Chính phủ đã cho phép tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực theo hình thức lựa chọn nhà thầutrong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26, Luật Đấu thầu để lập các quy hoạch vùng chưa tổ chức lựa chọn được nhà thầu lập quy hoạch. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
Một vướng mắc khác là tại Điều 16, Luật Quy hoạch và các quy định của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP giao bộ, ngành tổ chức lập, thẩm định hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, thì không thể giao vốn cho các bộ, ngành lập hợp phần để tích hợp vào các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia có quy định phải lập hợp phần quy hoạch.
Để giải quyết vướng mắc nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát cụ thể các vướng mắc liên quan đến việc giao vốn lập quy hoạch, lập hợp phần quy hoạch, từ đó đề xuất phương án xử lý để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khái quát, nguyên nhân tiến độ quy hoạch chậm thời gian qua là do cách hiểu về tích hợp chưa thống nhất, dẫn đến lúng túng, vướng mắc. Bên cạnh đó, sự phối hợp, chia sẻ thông tin, sử dụng cơ sở dữ liệu còn cục bộ, cát cứ, dẫn đến khó khăn cho cả tư vấn và cho cả quản lý, điều hành.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đến nay đã cơ bản không còn vướng mắc về văn bản quy phạm pháp luật, cách hiểu đã thống nhất, nên tiến độ quy hoạch đã được đẩy nhanh.
"Gần đây, tiến độ các quy hoạch đã được đẩy nhanh hơn, cách hiểu và các bước chuẩn bị đã tốt hơn, nội dung, chất lượng các quy hoạch đã được cải thiện. Chúng ta đã thay đổi tư duy, phương pháp tiếp cận, tầm nhìn trong xây dựng các quy hoạch, từ đó tạo chuyển đổi trong quản lý nhà nước sau này của bộ, ngành, địa phương và cả ngành kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá.
Về giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, Đoàn giám sát đã nói rất đúng vấn đề cần đặc biệt quan tâm là chất lượng tư vấn và nhân lực đang vừa thiếu, vừa yếu. "Chúng tôi cho phép cơ quan chuyên môn của Bộ khi tuyển người có thể nhận thẳng không thi tuyển nếu đủ điều kiện, hàng trăm người cũng được, sau đó sẽ báo cáo, điều chỉnh thì mới có lực lượng để làm", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.
Liên quan vấn đề trách nhiệm để tiến độ quy hoạch chậm, Bộ trưởng khẳng định, Luật Quy hoạch không có tội, mà việc thực hiện của các bộ, ngành, địa phương (trong đó có cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư) còn có khuyết điểm.
"Trước hết, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo, phó mặc tư vấn, bộ phận tham mưu, dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành hàng trăm văn bản đôn đốc, chủ động sửa đổi văn bản hướng dẫn còn bất cập. Chỗ nào chưa hiểu, chúng tôi giải thích; chỗ nào vướng mắc pháp luật, chúng tôi tổng hợp, phối hợp giải quyết", Bộ trưởng báo cáo Đoàn giám sát.
Ghi nhận và đánh giá cao trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ làm rõ hơn những vấn đề Đoàn giám sát đã nêu khi tham mưu xây dựng báo cáo cho Chính phủ để làm việc với Đoàn trong thời gian tới đây.
Theo lịch trình, tại Kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022), Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, theo quy định của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia trước ngày 4/4/2023. Nếu so với với tiến độ đã được Hội đồng Quy hoạch quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 203/QĐ-HĐQHQG, thì tiến độ tổng thể lập quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ hoàn thành và trình Quốc hội xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ tư (tháng 10/11/2022), sớm hơn so với quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP 6 tháng.
Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tổng thể quốc gia để bù lại thời gian do khởi động chậm so với các mốc tiến độ quy định tại Quyết định số 203/QĐ-HĐQHQG.
(责任编辑:World Cup)
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Cách dùng điều hòa không 'đốt' tiền điện lại bảo vệ sức khỏe
- ·Người đàn ông chăn bò có 10.000 m2 đất ở Sài Gòn
- ·Chi hơn nửa tỷ USD nhập khẩu sản phẩm xét nghiệm Covid
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Sỏi mầm, cơm âm phủ và những đặc sản tên lạ lùng nhưng ngon xuất sắc
- ·Giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu
- ·7 dấu hiệu chứng tỏ chàng đã mê mệt bạn
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Giá dầu thế giới chạm các mốc cao kỷ lục trong nhiều năm
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Kết buồn 'vua ngựa' Năm Gò Công: Cùng chiến mã sống rìa nghĩa trang Sài Gòn
- ·‘Lời hứa Sạch’ giúp Hệ thống khách sạn IHG phục hồi hoạt động
- ·Xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu nông sản
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Kiểm soát tốt dịch Covid
- ·Mẹ 2 con tư vấn chuyến xuyên Việt 14 ngày, chi tiêu đáng giá từng xu
- ·Chồng mất, tôi có phải nuôi mẹ chồng?
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Cách dùng điều hòa không 'đốt' tiền điện lại bảo vệ sức khỏe
- Corruption crackdown reaches high
- PM Phúc welcomes new US ambassador
- PM Nguyễn Xuân Phúc welcomes Special Advisor to Japanese Cabinet
- Prime Minister meets representatives of Japan Business Federation
- PM: Việt Nam, Japan should pioneer in accelerating CPTPP
- Sustainable growth foundations were laid in 2017: President
- Air Force urged to modernise
- Vietnamese, Lao leaders emphasise special ties
- PM Nguyễn Xuân Phúc welcomes Special Advisor to Japanese Cabinet
- Việt Nam, Morocco see potential for multisector co