会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【du doan bong】Nhiều dấu hiệu vi phạm trong vụ 44.000 tấn quặng thô của Công ty Bảo Nguyên!

【du doan bong】Nhiều dấu hiệu vi phạm trong vụ 44.000 tấn quặng thô của Công ty Bảo Nguyên

时间:2025-01-11 05:27:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:371次
Khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến 44.000 tấn quặng của Công ty Bảo Nguyên
Chi tiết hình ảnh phân tích lô quặng 44.000 tấn của Công ty Bảo Nguyên
44.000 tấn quặng của Công ty Bảo Nguyên là quặng thô
Nhiều dấu hiệu vi phạm trong vụ 44.000 tấn quặng thô của Công ty Bảo Nguyên
Mẫu vật trong lô hàng hơn 44.000 tấn quặng của Công ty Bảo Nguyên được cơ quan giám định xác định là quặng thô.

Chưa qua chế biến đã đủ hàm lượng của quặng tinh

Về căn cứ pháp lý để Công ty Bảo Nguyên xuất khẩu quặng có trong bộ hồ sơ hải quan, ngày 12/3/2020, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) có văn bản 85/CN-KSLK cung cấp thông tin xác định điều kiện xuất khẩu tinh quặng bauxite (theo đề nghị của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) có nội dung: văn bản 8228/BCT-CNNg ngày 25/8/2014 của Bộ Công Thương và Quyết định 270/QĐ-BND ngày 31/1/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn có giá trị pháp lý làm căn cứ để cơ quan xem xét làm thủ tục xuất khẩu.

Ngày 20/11/2020, Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đối với vụ việc vi phạm của Công ty Bảo Nguyên.

Vậy, văn bản 8228/BCT-CNNg ngày 25/8/2014 của Bộ Công Thương và Quyết định 270/QĐ-BND ngày 31/1/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn có nội dung gì?

Cụ thể, Công văn số 8228/BCT-CNNg v/v xuất khẩu tinh quặng bauxite mỏ Léo Cao, Lạng Sơn, Bộ Công Thương cho phép Công ty Bảo Nguyên xuất khẩu tinh quặng bauxite với hàm lượng Al2O3 >=49%.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4, Điều 6 Thông tư số 41/2012/TT-BCT: doanh nghiệp được phép xuất khẩu quặng bauxite phải qua chế biến và phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng đối với Hydroxit nhôm - Al(OH)3 thì AL2O3>=64%; Alumin thì AL2O3>=98%.

Bộ Công Thương chỉ xem xét xuất khẩu khoáng sản trong trường hợp cá biệt khi “khoáng sảncó tên trong danh mục được xuất khẩu, đã qua chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do nguyên nhân khách quan (như: do đặc điểm địa chất mỏ, khoáng sản là sản phẩm phụ thu hồi được trong quá trình chế biến khoáng sản chính, quặng đuôi thải thu hồi được nhưng trình độ công nghệ hiện tại không thể nâng hàm lượng được v.v...)”.

Mặt khác, căn cứ hồ sơ chứng nhận đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cung cấp thì: chất lượng quặng bauxite tại mỏ Léo Cao của Công ty Bảo Nguyên khi chưa chế biến đã có hàm lượng AL2O3 là 48,61-53,22% và thuộc loại sa khoáng trầm tích.

Nhưng không hiểu vì sao, tại Công văn 8228/BCT-CNNg, Bộ Công Thương lại cho phép cho Công ty Bảo Nguyên xuất khẩu tinh quặng bauxite thuộc trường hợp cá biệt với hàm lượng AL2O3>=49% (?). Nghĩa là hàm lượng AL2O3 bằng, thậm chí còn thấp hơn quặng thô khi chưa qua chế biến của mỏ Léo Cao.

Phải chăng, nhờ “bùa hộ mệnh” là Công văn 8228/BCT-CNNg nên doanh nghiệp lợi dụng để xuất khẩu khoáng sản thô nhưng khai là tinh quặng với hàm lượng của khoáng sản thô?

Còn Quyết định số 270/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép Công ty Bảo Nguyên xuất khẩu 118.000 tấn tinh quặng Bauxite tồn kho của năm 2018.

Tuy nhiên, căn cứ tài liệu thu thập tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, cơ quan Hải quan xác định toàn bộ lượng quặng khai thác, chế biến trong năm 2018 Công ty Bảo Nguyên đã tiêu thụ hết, không còn tồn.

Thực tế, doanh nghiệp cũng thừa nhận với cơ quan Hải quan không có số lượng quặng tồn kho (như giấy phép do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp).

Như vậy, Quyết định số 270/QĐ-UBND có dấu hiệu cấp trái pháp luật.

Đáng chú ý, Căn cứ vào Quyết định 270/QĐ-UBND (được cơ quan Hải quan xác định cấp khống lượng tồn), ngoài lô hàng bị bắt giữ trên, cũng trong năm 2019 Công ty Bảo Nguyên đã xuất khẩu tổng khối lượng 99.195 tấn tinh quặng bauxite, trị giá trên 24 tỷ đồng.

“Như vậy, 2 tài liệu là chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ hải quan, là căn cứ pháp lý để cơ quan Hải quan xem xét cho phép Công ty Bảo Nguyên xuất khẩu quặng bauxite nêu trên chưa phù hợp quy định của pháp luật? Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét về việc cấp phép này”- Tổng cục Hải quan thông tin.

Công suất tăng thiết bị giảm!

Về dây chuyền, máy móc phục vụ khai thác, chế biến quặng bauxite của Công ty Bảo Nguyên, theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp năm 2008, quy mô dây chuyền khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ Léo Cao với công suất 300 nghìn tấn quặng/năm.

Các thiết bị chính là: Trục tải (4 cái); gòong 0,6m3(40 cái); máy gạt (3 cái); sario (3 cái); hệ thống sàng tuyển (3 bộ); máy đập hàm ếch (4 cái); hệ thống máy sàng (2 cái); lò nung bauxite (6 cái); hệ thống băng tải (4 cái); máy ép khoang khí (7 cái); ô tô IFA (7 chiếc); bơm nước (1 bộ); máy phát điện 250KVA (1 cái); máy phát điện dự phòng 100KVA (1 cái).

Tuy nhiên, theo cơ quan Hải quan, ông Đỗ Quang Tuấn – Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Bảo Nguyên xác nhận: trước năm 2015, Công ty chưa có hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị như đăng ký tại giấy chứng nhận đầu tư mà đi thuê. Từ năm 2016, Công ty mới đầu tư mua sắm, đăng ký và kê khai các phương tiện khai thác, sản xuất vào tài sản của Công ty.

Tiếp đó, năm 2017, Công ty Bảo Nguyên đăng ký điều chỉnh và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn phê duyệt là công suất khoảng 800 nghìn tấn quặng/năm.

Đồng thời rút gọn hệ thống máy móc, thiết bị chính chỉ còn: máy xúc thủy lực gầu ngược 2,3m3 (2 chiếc); ô tô tự đổ tải trọng 25 tấn (3 chiếc); máy gạt 3 cái, trạm biến áp 250KVA (1 bộ), trạm biến áp 400 KVA (1 bộ), hệ thống sàng tuyền (2 bộ). Như vậy, mặc dù công suất khai thác, chế biến tăng gần gấp 3 lần so với giấy chứng nhận đầu tư ban đầu nhưng thiết bị chính để chế biến tinh quặng như lò nung, máy đập nghiền, hệ thống máy sàng... đã bị loại bỏ (chỉ còn máy móc, thiết bị khai thác).

Thiếu chứng từ, sổ sách

Đối với việc giám sát, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, Công ty Bảo Nguyên không lắp đặt trạm cân tại mỏ, không lắp đặt hệ thống camera để phục vụ việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế (quặng nguyên khai) và lượng khoáng sản sau khi đã chế biến (tinh quặng) và không lập các sổ sách theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư số 61/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với lô hàng quặng vi phạm nêu trên, khi vận chuyển ra khỏi mỏ Léo Cao không được cân để xác định được khối lượng, không lập phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển theo quy định của pháp luật.

Với lượng khai thác, tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn quặng một năm nhưng xem ra việc quản lý của doanh nghiệp khá lỏng lẻo.

Đáng chú ý, đại diện Công ty cho rằng doanh nghiệp có hoạt động chế biến, nhưng điều bất hợp lý ở chỗ sản lượng quặng thô được khai thác và sản lượng tinh quặng sau chế biến (như doanh nghiệp khai báo) vẫn tương đương nhau, không có tỷ lệ hao hụt (ví dụ, doanh nghiệp khai thác 100.000 tấn quặng thô và sau khi chế biến vẫn thu được 10.000 tấn tinh quặng?).

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
  • Chồng tử nạn trên đất khách, 5 mẹ con chờ chết!
  • Có con với người đã có gia đình, khai sinh thế nào?
  • Thêm lần nữa đi anh
  • Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
  • Yêu và trót trao, sao anh vẫn bỏ?
  • Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 10/2013 (Lần 2)
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 4/2014
推荐内容
  • Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
  • Về quê 2 năm rồi mà không thể quên anh…
  • Trường Sa
  • Em thật gần mà cũng rất xa
  • Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
  • Nỗi đau của người đàn bà khuyết tật bị ung thư