【kèo tỷ số nhà cái】TP.HCM vẫn còn nhiều vi phạm về an toàn PCCC tại các chung cư
Không đảm bảo PCCC vẫn đưa dân vào ở
Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện TP.HCM có hơn 1.000 chung cư đã đưa vào sử dụng với hàng trăm ngàn hộ gia đình đang sinh sống. Nhu cầu lựa chọn sống trong các căn hộ chung cư cao tầng của các tầng lớp nhân dân là xu thế chủ đạo và đang gia tăng theo thời gian, nhất là loại chung cư bình dân. Tuy nhiên, vấn đề PCCC chưa được đảm bảo. Sự cố cháy nổ xảy ra tại chung cư cao cấp Carina là hồi chuông cảnh báo về sự mất an toàn về PCCC trên địa bàn thành phố.
Hiện thành phố còn một số tồn tại và sai phạm điển hình có thể dẫn đến mất an toàn PCCC chung cư, nhà cao tầng rất đáng báo động như: Hầu hết 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy; nhiều căn hộ chung cư bị cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm, nguy cơ cháy tiềm ẩn rất đáng quan ngại.
Nhiều chung cư nhà ở cao tầng lại được cấp phép xây dựng trong đường nhỏ hoặc trong hẻm nên tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thoát hiểm cho cư dân khi xảy ra cháy; có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch tổng mặt bằng chung cư nhưng thiếu đường vào cho xe chữa cháy phòng khi xảy ra sự cố; có trường hợp chủ đầu tư dự án chừa đường vào cho xe chữa cháy, nhưng tải trọng mặt đường không đáp ứng theo quy định của Luật PCCC, nên xe chữa cháy hạng nặng không thể vào được...
Nghiêm trọng hơn, một số chủ đầu tư chưa thi công hệ thống PCCC đã đưa dân vào ở. Một số chủ đầu tư, Ban Quản trị chung cư, đơn vị quản lý vận hành chung cư chưa làm đầy đủ trách nhiệm trong công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo vận hành bình thường, đúng công suất theo thiết kế đã được duyệt… dẫn đến mất an toàn PCCC. Điển hình như trường hợp chung cư Bảy Hiền Tower, số 9 Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình, mặc dù đang trong tình trạng thi công dở dang, thi công sai giấy phép xây dựng, không có hệ thống PCCC năm 2016 đã đưa hơn 20 hộ dân vào ở. Cơ quan chức năng TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính, thực hiện cưỡng chế… nhưng chủ đầu tư vẫn “phớt lờ” quy định của nhà nước. UBND TP.HCM đã chuyển cơ quan điều tra xử lý trường hợp này.
Hay như trường hợp chung cư Khang Gia, phường 14, quận Gò Vấp do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia làm chủ đầu tư. Mặc dù chưa được tổ chức nghiệm thu, nhưng chủ đầu tư đã tự ý cho người vào cư ngụ mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia cũng chính là chủ đầu tư dự án Khang Gia Tân Hương (phường Tân Quý, quận Tân Phú). Dự án này cũng là điểm nóng tranh chấp thời gian qua, với hàng loạt bất cập như: Mất an toàn PCCC, chiếm dụng quỹ bảo trì, tự ý chia nhỏ căn hộ khi không có sự chấp thuận của khách hàng, xây dựng sai phép…
Xử lý nghiêm sai phạm
Với sai phạm của chung cư Khang Gia, UBND TP.HCM ngày 21/9 mới đây đã giao Sở Xây dựng đề xuất biện pháp xử lý triệt để sai phạm trong xây dựng đối với công trình này. Đồng thời, UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn PCCC.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Công an về việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn xây dựng với các dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới. Hiệp hội đề xuất cần quy định khu vực để xe của cư dân phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy.
Dự án khu đô thị mới phải có hệ số sử dụng đất phù hợp, được miễn tiền sử dụng đất diện tích khu vực để xe, để nhà đầu tư có thể thực hiện, thu hồi vốn, không làm tăng giá thành để không ảnh hưởng đến người mua nhà. Ngoài ra, tầng hầm chung cư chỉ nên sử dụng để bố trí hệ thống kỹ thuật, hoặc làm các dịch vụ ít có nguy cơ xảy ra cháy. HoREA cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh Bất động sản để quy định chủ đầu tư sau khi đã nghiệm thu công trình chung cư theo quy định của Luật Xây dựng thì phải thông báo cho Sở Xây dựng để kiểm tra. Nếu đạt chuẩn thì Sở Xây dựng ban hành văn bản xác nhận công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng mới được phép bàn giao nhà cho dân vào ở...
Theo thống kê của Cảnh sát PCCC Công an TP.HCM, từ năm 2015 đến 2017, trên địa bàn thành phố xảy ra 1.173 vụ cháy. Trong đó, 578 vụ xảy ra tại nhà ở hộ gia đình. Loại nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất (hộ kinh doanh) có 595 vụ. Hiện TP.HCM có 57.241 nhà ở hộ gia đình (không bao gồm căn hộ chung cư, nhà ở khu đô thị, khu dân cư mới chưa thành lập tổ dân phố) và 39.895 nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh được đánh giá có nguy hiểm về cháy, nổ vì xây dựng bằng vật liệu dễ cháy, hệ thống điện không đảm bảo. |
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Thừa Thiên Huế: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm mục tiêu tăng trưởng
- ·Nhiều ý kiến hoàn thiện pháp lý liên quan đến tài chính đất đai
- ·Hà Nội chìm trong ô nhiễm không khí nghiêm trọng
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Kon Tum: Vi phạm quy định PCCC, ngân hàng HD Bank bị xử phạt 87 triệu đồng
- ·Đã có phương án nghỉ tết Âm lịch 2020
- ·Đà Nẵng ngập khắp ngả, người dân khổ sở dắt xe chết máy
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Hà Nội khởi công đoạn cao tốc 5.200 tỷ từ Đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Hải Phòng: Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài
- ·Khởi tố 2 bị can lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2023
- ·Gia Lai: Đặt mục tiêu giải ngân đạt 100% kế hoạch năm 2023
- ·Thanh Hóa: Xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông hơn 82 tỉ đồng
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Thông tin bắt cóc cháu bé ở Hạ Long là tin giả