【đội bóng vô địch euro nhiều nhất】Huyện Bắc Tân Uyên: Nỗ lực triển khai thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay,ệnBắcTânUyênNỗlựctriểnkhaithanhtoánkhôngdùngtiềnmặđội bóng vô địch euro nhiều nhất hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã và đang trở thành thói quen của người dân, không chỉ ở những thành phố lớn mà cả những vùng nông thôn. Huyện Bắc Tân Uyên đang tích cực triển khai hình thức thanh toán mới này nhằm tiến tới tiêu dùng văn minh, tiện lợi.
Huyện Bắc Tân Uyên nỗ lực tăng tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán, giao dịch. Trong ảnh: Khách hàng thanh toán qua app tại cửa hàng tiện lợi Bách Hóa Xanh, thị trấn Tân Thành
Làm quen với hình thức mới
Chị Nguyễn Thị Kim Chung, chủ một tiệm tạp hóa tại chợ Tân Thành, thị trấn Tân Thành, cho biết được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn tận tình của nhân viên ngân hàng, hiện nay chị đã được trang bị mã QR, sử dụng thành thạo các giao dịch chuyển, nhận tiền và hướng dẫn cho bạn hàng, người mua hàng cùng sử dụng an toàn, nhanh chóng.
Tương tự, buôn bán nhỏ lẻ tại nhà đã hơn chục năm, bà Trần Thị Năm, ở xã Tân Lập mới có hơn một tuần làm quen với hình thức TTKDTM. Dù còn những bỡ ngỡ, nhưng bà rất hào hứng với phương thức thanh toán này. Bà Năm nói mới tiếp cận nhưng dễ thực hiện, tiện lợi.
Bà Trần Thị Mỹ Xuyên, khách mua hàng tại chợ Tân Thành, chia sẻ có tài khoản ngân hàng đã lâu nhưng mới sử dụng dịch vụ thanh toán này được 3 tháng nay, cũng quen dần. “Tôi thấy việc ứng dụng thanh toán trực tuyến đem lại rất nhiều tiện ích. Cả người mua và người bán đều không cần mang theo tiền mặt, mọi giao dịch đều được thực hiện hết sức nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian, an toàn, chính xác”, bà Trần Thị Mỹ Xuyên nhìn nhận.
Huyện Bắc tân Uyên hiện có 7 chợ, 7 cửa hàng tiện lợi cùng các cơ sở kinh doanh trên địa bàn hoạt động ổn định. Thời gian gần đây, tại các chợ, việc mua bán, thanh toán hàng hóa không dùng tiền mặt đã trở thành xu hướng mới. Nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ đăng ký và sử dụng mã QR, ví điện tử VN Pay, MoMo, Zalo Pay, Viettel Money, VCB Pay… để chuyển khoản. Người mua hàng cũng đã hình thành thói quen trả tiền mua hàng qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến.
Tăng tỷ lệ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Tuy việc TTKDTM tiện lợi, an toàn và hiệu quả nhưng thực tế tỷ lệ người dân biết và sử dụng tại huyện Bắc Tân Uyên còn khá khiêm tốn. Chị Nguyễn Thị Kim Chung cho biết người dân khu vực nông thôn vẫn chưa thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt. Tại cửa hàng tạp hóa của chị, tỷ lệ người mua biết đến hình thức TTKDTM vào khoảng 40 - 50%. Vì vậy, chị luôn chuẩn bị tiền lẻ, sẵn sàng hai hình thức thanh toán để phục vụ khách mua hàng.
Không chỉ tại thị trấn Tân Thành, các khu vực xa trung tâm huyện, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc TTKDTM lại càng khó khăn hơn đối với người cao tuổi. Bà Đặng Thị Thanh, 64 tuổi, ở ấp 4, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, cho biết mặc dù có nhận lương qua tài khoản ngân hàng nhưng đến nay bà chưa biết sử dụng các ứng dụng TTKDTM và phải nhờ đến con cháu rút tiền mặt để tiêu dùng. Theo bà Thanh, việc phải cầm một chiếc thẻ từ hoặc phải làm quen với công nghệ hiện đại trong giao dịch, thanh toán với những người cao tuổi là rất khó khăn. Vì vậy, bà vẫn quen sử dụng tiền mặt khi giao dịch, mua bán.
Có thể thấy, việc giữ thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Thậm chí, nhiều lao động trẻ đang làm việc trong các công ty dù được trả tiền lương vào tài khoản nhưng phần lớn chủ thẻ vẫn rút hết tiền mặt để chi tiêu hàng ngày bởi thói quen. Người dùng có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, sợ rủi ro, mất an toàn trong sử dụng dịch vụ.
Chính vì vậy, để hạn chế dần thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, thời gian qua, các ban, ngành huyện đã triển khai chính sách khuyến khích người dân thực hiện thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế, giao dịch thương mại điện tử, phí, lệ phí thủ tục hành chính; thanh toán cước phí cho các dịch vụ thường xuyên như điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp... Đặc biệt, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xãđã triển khai dịch vụ TTKDTM theo hình thức quét mã QRcode để phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhất là liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện cũng đã tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thanh toán ở trung tâm các xã, thị trấn, đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn về các hình thức thanh toán, đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người dân khu vực nông thôn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã chủ động phát triển thêm tài khoản thẻ, phối hợp với các ngành điện, bảo hiểm, các trường học, các cửa hàng, siêu thị… đưa hình thức thanh toán qua mã QRcode, máy POS vào giao dịch, từng bước giúp khách hàng tiếp cận, làm quen với thanh toán trực tuyến thay vì dùng tiền mặt.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Long An đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông
- ·Thể thao thành tích cao phấn đấu đạt 37 huy chương các loại
- ·Tạo nguồn vận động viên judo
- ·Bình Định hỗ trợ 2.000 tấn lúa giống cho người dân sau lũ
- ·Tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp tiếp tục 'đổ' vào ngân hàng
- ·Huấn luyện viên, vận động viên ít được đi tập huấn
- ·Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự mới tại 4 đơn vị
- ·Việt Nam và Campuchia ký kết Hiệp định hợp tác tài chính
- ·Dầu nhớt thương hiệu MiennamPetro vinh dự đạt danh hiệu 'Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu TP.HCM'
- ·Việt Nam quyết chiến vì màu cờ sắc áo
- ·Giá trị của ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam 6/1/1946
- ·Tháng 11, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quần vợt và bơi lội
- ·Phạt hơn 100 triệu đồng cá nhân kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu tại Bắc Ninh
- ·Giải bida
- ·Khánh thành giai đoạn 1 Kho lạnh Long An tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc 2, Bến Lức
- ·Tòa án trả lại hồ sơ vụ bầu Kiên
- ·Quản lý thị trường Nghệ An tăng cường giám sát kinh doanh xăng dầu
- ·Kê khai tài sản: Bao giờ mới hết hình thức?
- ·Bài 3: Mụ mị như cha giết con
- ·GDP năm 2013 tăng 5,42%