【mjallby】Vẫn thua xa láng giềng gần
Hiện nay,ẫnthuaxalánggiềnggầmjallby tỷ lệ nội địa hóa ô tô của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%.
Tỷ lệ nội địa hóa chưa đạt mục tiêu
Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Quốc hội mới đây cho thấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển nhanh trong 2 năm trở lại đây.
Năm 2017, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đạt 258,7 nghìn xe. Năm 2018, sản lượng tiếp tục được duy trì đạt trên 250,1 nghìn xe/năm. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… Ngành ô tô đã đóng góp hàng tỷ USD vào ngân sách Nhà nước, góp phần giảm nhập siêu, tạo việc làm cho hơn 120 nghìn lao động.
Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá đối với dòng xe cá nhân đến dòng xe 9 chỗ ngồi mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%. Trong khi đó, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010.
Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn kém về nội địa hóa |
Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.
Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt mức 65 - 70%, riêng Thái Lan đạt tới 80%.
Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi AFTA có hiệu lực.
Nhận định về công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, Bộ Công Thương cho rằng: Do thị trường nội địa nhỏ, mới ở mức độ hơn 300 ngàn xe/năm, trong khi số lượng doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp lớn hơn nhiều, khoảng 56 doanh nghiệp nên không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bởi hiệu quả kinh tế thấp do sản lượng nhỏ.
Hơn nữa, các nguyên vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.
Cần xúc tác mạnh hơn
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty ô tô Huyndai Thành Công góp ý: Cần đưa ôtô vào Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển để được hưởng mức ưu đãi cao nhất (ô tô hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu đối với một sản phẩm công nghệ cao).
Đối với một số linh kiện nội địa hóa trong nước đòi hỏi công nghệ cao thì việc sản xuất các linh kiện này nên được xem xét như là hoạt động sản xuất công nghệ cao và được hưởng ưu đãi, ví dụ như dập thân vỏ xe hoặc 1 số chỉ tiết thân vỏ, sản xuất, lắp ráp động cơ và hệ thông truyền động, sản xuất các thiết bị điều khiển trên xe...
Bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình phát triển của mình, đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) chia sẻ: Các doanh nghiệp ô tô và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần đẩy mạnh liên kết trong chuỗi sản xuất nhằm hợp tác, phân công sản xuất, tận dụng các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau để cùng phát triển.
Bộ Công thương nhấn mạnh về sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ qua đó tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng tận dụng cơ hội thị trường do các chính sách vừa ban hành, tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh dự án của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Vinfast và các dự án khác.
Thêm vào đó, cần nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước); Xây dựng thí điểm chuỗi cung ứng ngành ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong và ngoài nước.
Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, về lâu dài, phải có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN, xe điện và xe khách (buýt) thân thiện môi trường trong nội đô các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… ưu tiên các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia.
Hải Nam
Quy định mới, dân mua ô tô tiết kiệm hàng chục triệu đồng
Bảng giá tính phí trước bạ ô tô mới vừa được Bộ Tài chính ban hành thấp hơn nhiều so với bảng giá cũ. Nhờ đó, giá lăn bánh của một số mẫu xe đã giảm đi đáng kể.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Thạnh Xuân tiếp nhận 15 nguồn tin của Nhân dân về an ninh trật tự
- ·Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020
- ·150 doanh nghiệp tham dự đối thoại với ngành thuế
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Đối thoại với 5 hộ dân có khiếu nại
- ·Huyện Long Mỹ: Thân nhân kiều bào đóng góp hơn 3,2 tỉ đồng
- ·Kiểm tra nhiều nhà trọ về thực hiện giá bán lẻ điện
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Những công trình được xây dựng theo nguyện vọng của cử tri huyện U Minh Thượng
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Tiến độ bồi thường, tái định cư Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh còn chậm
- ·Thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- ·Đảm bảo tiến độ, hiệu quả công việc trong thực hiện quy hoạch tỉnh
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·4 tháng qua có 306 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
- ·Gia hạn Cuộc thi viết và thi ảnh về nét đẹp Hậu Giang
- ·Ký kết phối hợp thực hiện cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Các đề tài thực hiện cần chú trọng khả năng ứng dụng thực tế cao