会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng 8888】Số hóa giúp ngân hàng “giảm đau” do Covid!

【bóng 8888】Số hóa giúp ngân hàng “giảm đau” do Covid

时间:2024-12-23 16:50:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:450次
Có thể giảm 40% lợi nhuận: Ngân hàng vẫn đồng thuận giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp
OCB có tỷ suất sinh lời cao hàng đầu ngành ngân hàng
Chuyển đổi số giúp hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được cải thiện mạnh mẽ ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: ST
Chuyển đổi số giúp hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được cải thiện mạnh mẽ ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: ST

Tối ưu hóa năng suất lao động

Số hóa hoạt động ngân hàng đang trở thành xu hướng phổ biến với sự tham gia của hầu hết các ngân hàng. Theo NHNN, 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 39% tổ chức đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh công nghệ thông tin. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, 58% ngân hàng kỳ vọng có trên 60% khách hàng sử dụng kênh số và hơn 44% ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức trên 50%. Ước tính, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 60 - 70% chi phí.

Báo cáo tài chính quý 2/2021 của các ngân hàng đã cho thấy sự cải thiện rất tích cực trong việc kiểm soát chi phí của các ngân hàng.

Điển hình như tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ mức xấp xỉ 30% hồi cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 28,1% - thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành. OCB cho biết, việc tăng cường đầu tư công nghệ đã giúp ngân hàng tối ưu hóa năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, chi phí hoạt động của OCB trong quý 2/2021 chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi tổng thu nhập hoạt động tăng xấp xỉ 40%.

ACB thậm chí còn kéo giảm chi phí hoạt động xuống chỉ còn 1.592 tỷ đồng trong quý 2/2021, tương ứng mức giảm xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vẫn tăng mạnh 52%, đạt 6.220 tỷ đồng. Kết quả này đã giúp CIR của ACB giảm mạnh từ mức 43% hồi quý 2/2020 xuống chỉ còn 25,5%.

Tại TPBank, chi phí hoạt động cũng chỉ tăng 6,91% trong nửa đầu năm nay, thấp hơn rất nhiều mức tăng của doanh thu. Chỉ số CIR cũng đã giảm rất mạnh từ 43% cuối tháng 6/2020 xuống chỉ còn 36% ở thời điểm kết thúc quý 2 năm nay.

Tại Sacombank, tổng thu nhập hoạt động trong quý 2/2021 đạt hơn 4.744 tỷ đồng, tăng 33%, trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 18%, ở mức 2.336 tỷ đồng. Theo đó, CIR của Sacombank trong quý 2/2021 là 49,2%, giảm mạnh so với mức 55,4% hồi cùng kỳ năm 2020.

Nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ của CIR như VIB giảm từ 42% xuống chỉ còn 37%, Techcombank giảm từ 33,3% xuống còn 28,4%, MB giảm từ 34,7% xuống còn 32,5%, VPBank giảm từ 31% xuống còn 23,4%...

Thêm khách hàng, thêm nguồn vốn rẻ

Không chỉ giúp kiểm soát tốt chi phí, chuyển đổi số còn mở ra sân chơi cho các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, việc triển khai công nghệ định danh điện tử (eKYC) tạo thuận lợi cho việc mở tài khoản ngân hàng trong thời gian dịch bệnh, từ đó thúc đẩy thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ.

Techcombank cho biết, trong nửa đầu năm 2021, ngân hàng đã thu hút thêm gần nửa triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 8,9 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân lần lượt tăng 94,5% và 122,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VPBank, đến cuối tháng 6/2021, tệp khách hàng của ngân hàng đã đạt 19 triệu, trong đó riêng ngân hàng mẹ là 5,2 triệu và FE Credit có hơn 14 triệu khách hàng. Tỷ lệ khách hàng mở mới thông qua kênh digital đạt 73%, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Số lượng giao dịch online cũng tăng 200%. Ngân hàng OCB cũng ghi nhận tỷ lệ giao dịch thanh toán online tăng hơn 30% trong nửa đầu năm nay.

Theo các chuyên gia, các tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt đã mang về cho ngân hàng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đáng kể - vốn có mức lãi suất rất thấp phổ biến dưới 1%, thậm chí có ngân hàng gần như bằng 0, từ đó giúp giảm chi phí huy động và cải thiện biên lãi ròng (NIM).

Điển hình như tại Techcombank, tỷ lệ CASA đạt 46,1% tại thời điểm 30/6/2021. Số dư CASA tăng 55,1% trong vòng 12 tháng vừa qua và đạt 133,4 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tăng lần lượt 56,9% và 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ đó, NIM quý 2/2021 của Techcombank đã tăng 157 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, lên 5,9%. Đáng chú ý, NIM của Techcombank đã tăng trong 9 quý liên tiếp và đặc biệt ở mức cao trong 4 quý vừa qua.

Nhờ đó, thu nhập từ lãi và các khoản tương tự của Techcombank tăng tới 31,5% trong quý 2/2021 trong khi chi phí lãi và chi phí tương tự giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước, giúp thu nhập lãi thuần tăng tới 67%. Techcombank đã có kế hoạch giảm lãi suất cho vay và giảm phí giao dịch và phí trả trước để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ Covid-19 trong nửa cuối 2021. Mức giảm lên tới 1,5% cho các khoản vay hiện tại của khách hàng chịu ảnh hưởng và 1% cho khoản vay mới cho tất cả khách hàng doanh nghiệp và một số khách hàng cá nhân. Mặc dù vậy, SSI Reasearch cho rằng NIM của ngân hàng vẫn sẽ tăng nhờ chi phí vốn cải thiện và đã giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2021.

Tương tự, MB cũng ghi nhận CASA tăng lên 40% (so với 37% tại thời điểm cuối quý 1/2021), giúp lãi suất huy động trung bình tiếp tục giảm còn 2,8% (so với 2,88% trong quý 1/2021). Nhờ đó, thu nhập lãi thuần của MB đạt tới 6,6 nghìn tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ lệ CASA của VPBank cũng tăng lên mức 18,8% tại thời điểm cuối quý 2/2021, cao hơn đáng kể so với mức 15,5% hồi cuối năm 2020

Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới đây, Công ty chứng khoán ACBS nhận định, NIM của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể từ quý 3/2020 nhờ lãi suất huy động giảm khoảng 200 điểm cơ bản do tình trạng dư thừa thanh khoản. Tình trạng giãn cách xã hội thúc đẩy xu hướng thanh toán trực tuyến, qua đó giúp tỷ trọng CASA tăng lên và giúp chi phí vốn của ngân hàng giảm mạnh.

Trong dài hạn, ACBS nhận định NIM vẫn còn dư địa cải thiện do CASA tiếp tục tăng lên nhờ đẩy nhanh quá trình số hóa và các chiến dịch khuyến mãi thúc đẩy khách hàng giao dịch trực tuyến.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Ghen với một thời đã xa
  • Ngày 30/6: Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 2,5 tháng
  • Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024
  • Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số mới
  • Mẹ sẽ làm tất cả để con được sống!
  • Mega Textile đầu tư 590 triệu USD vào Nghệ An
  • Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
  • Đề phòng bệnh hãnh tiến, hiếu thắng
推荐内容
  • Doanh nghiệp chung tay chăm lo đời sống người lao động
  • Ngày 3/6: Giá vàng thế giới vọt lên đỉnh trong 5 tháng
  • Chủ tịch EVN nói về bài học quý qua Dự án Đường dây 500 kV mạch 3
  • 70 năm giải phóng Thủ đô: Những dấu mốc quan trọng
  • Tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động
  • Vốn tín dụng chính sách: Nâng bước học sinh, sinh viên đến trường