【kết quả udinese】Tháo chốt hãm về thủ tục đầu tư xây dựng
TIN LIÊN QUAN | |
Dự án tỷ đô Cảng Lạch Huyện triển khai đúng tiến độ | |
Cần Thơ khởi công 3 công trình trọng điểm | |
Phân kỳ gọi vốn BOT |
Những ví dụ “giật mình”
Chìa một tập biên bản của buổi làm việc với các cơ quan chức năng để xin chuyển đổi một phần dự án trung tâm thương mại thành căn hộ có tới hơn chục con dấu đỏ chót,áochốthãmvềthủtụcđầutưxâydựkết quả udinese giám đốc một doanh nghiệp có họ Vinaconex “khoe”, sau 3 tháng đã hoàn thành được bước đầu tiên là xin ý kiến thống nhất đồng ý. Dự án này là công trình hỗn hợp văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại được phê duyệt quy hoạch 1/500 từ năm 2010, nhưng do doanh nghiệp chưa lo được vốn, lại đúng lúc thị trường ảm đạm, nên đến nay vẫn chưa được triển khai.
Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng là nỗi kinh hoàng của các doanh nghiệp đầu tư dự án |
Theo vị giám đốc trên, giữa năm 2014, HĐQT công ty đã họp và quyết định xin chuyển đổi phần diện tích làm trung tâm thương mại thành căn hộ cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Công ty đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND TP. Hà Nội và được yêu cầu phải tổ chức một cuộc họp xin ý kiến các ban, ngành liên quan. “Tiếng là UBND tổ chức, nhưng tất cả các khâu từ chuẩn bị địa điểm, gửi thư mời, sắp xếp lịch… đều do doanh nghiệp lo từ A đến Z”, vị giám đốc nói và cho biết, sau nhiều lần hoãn vì nhiều lý do, cuộc họp đã được tổ chức cách đây 3 tháng.
Cuộc họp đã “nhanh chóng” có được tiếng nói chung là “đồng ý” và yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện biên bản để ký. Thế nhưng, quá trình đi xin chữ ký và con dấu rất “cam go”. Theo vị giám đốc này, lãnh đạo các ban, ngành liên quan đều là chỗ thân tình “đi uống bia với nhau suốt”, nhưng cũng phải mất bình quân 3 ngày mới xin được một con dấu.
“Đây mới chỉ là bước khởi đầu để được đồng ý làm thủ tục xin phép chuyển đổi, còn phải qua nhiều bước xét duyệt và doanh nghiệp xác định, phải mất từ 6 tháng đến 1 năm nữa mới có thể triển khai dự án”, vị giám đốc than thở và yêu cầu giấu tên bởi “còn phải qua nhiều cửa nữa”.
Cũng yêu cầu giấu tên, lãnh đạo một doanh nghiệp có dự án xin chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02 của Chính phủ cho biết, ông làm thủ tục xin chuyển đổi từ tháng 4/2013, ngay sau khi có thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, nhưng cũng phải trải qua nhiều cửa ải tương tự trường hợp trên, đến tháng 3/2014, dự án mới nhận được quyết định chuyển đổi. Tiếp đến là thủ tục xin vay vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng đến tháng 10/2014 mới được phê duyệt. Nhưng đến nay, dự án vẫn chưa thể khởi công vì chưa xin được giấy phép xây dựng.
Trong lĩnh vực bất động sản du lịch, theo chia sẻ của ông Thân Thanh Vũ, Phó chủ tịch Hội Bất động sản du lịch Việt Nam (VNTPA), để đầu tư phát triển một dự án resort 4-5 sao trung bình 10 ha với khoảng 300 phòng, về thời gian, sẽ mất khoảng 167 tháng từ khi bắt đầu có ý tưởng đầu tư đến khi đưa vào hoạt động; mất 63 tháng từ khi có chủ trương đầu tư đến khi biết được giá đất; mất 73 tháng từ khi có chủ trương đầu tư đến khi có được quyền sử dụng đất.
Về các cơ quan quản lý, dự án liên quan đến ít nhất 12 cơ quan ban ngành ở địa phương với hàng trăm cán bộ. Chủ đầu tư phải thực hiện 44 nhóm công việc lớn, trong đó có 22 nhóm công việc lớn liên quan trực tiếp đến sự quản lý và phê duyệt của chính quyền và chịu sự chi phối của ít nhất 7 bộ luật, gồm Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Lao động và Luật Dân sự, cùng hàng ngàn loại văn bản dưới luật. “Đây là ‘nỗi kinh hoàng’ cho các doanh nghiệp khi đầu tư dự án”, ông Vũ nói.
Trong một hội nghị được tổ chức mới đây tại TP.HCM về thủ tục hành chính, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Thương mại - Xây dựng Lê Thành đưa ví dụ: “Chúng tôi đã làm 8 dự án mà không có dự án nào xin cấp phép dưới 30 tháng cả, thậm chí có dự án mất 4-5 năm”.
Đồng tình với ông Nghĩa, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thời gian trung bình từ lúc xin giấy phép đến khi khởi công là 21,5 tháng với dự án nhỏ và vừa, 26,5 tháng với những dự án lớn. “Tuy nhiên, đây là điều kiện lý tưởng theo quy định của Nhà nước, còn không thì phải kéo dài hơn nữa”, ông Tuấn nói.
Khi được hỏi về thời gian để hoàn thành thủ tục hành chính từ khi có ý tưởng đầu tư đến khi có thể triển khai dự án, các chuyên viên của các doanh nghiệp chuyên lo việc này thường hỏi lại: “Anh muốn biết thời gian theo quy định hay thời gian thực tế? Nếu theo quy định thì chỉ mất khoảng 9 tháng, nhưng thời gian thực tế thì tùy quan hệ, nhanh thì 3 năm, còn chậm có thể 5 - 7 năm”.
Mục tiêu giảm 1/3 thời gian làm thủ tục
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành hữu quan về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng mới đây, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận, chỉ riêng các quy định về các thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của ngành xây dựng, số lượng thủ tục, nhóm thủ tục là 15 đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 19 đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, để khởi công được công trình, thời gian thực hiện 15 thủ tục hành chính, chưa tính thời gian chuẩn bị và chỉnh sửa hồ sơ, là 260 ngày làm việc đối với dự án nhóm C và 280 ngày làm việc đối với dự án nhóm A. Trong số các thủ tục này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 3 thủ tục, mất 80-100 ngày; Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 thủ tục, hết 80 ngày; Bộ Tài chính 1 thủ tục, với thời gian khoảng 6-12 tháng.
Đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian là 392 ngày đối với dự án nhóm C và 447 ngày đối với dự án nhóm A. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 thủ tục, chiếm 60 ngày; Bộ Tài nguyên và Môi trường 6 thủ tục, hết 187 ngày (kể cả giải phóng mặt bằng); Bộ Tài chính có 3 thủ tục, hết 30 ngày.
Cũng theo ông Dũng, tổng thời gian như trên chưa tính đến thời gian làm thủ tục liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh - quốc phòng, thuế, quản lý hạ tầng kỹ thuật, các quy định thủ tục đặc thù của các địa phương. “Số lượng thủ tục và thời gian theo tính toán của Bộ Xây dựng chỉ là số liệu trung bình, còn trên thực tế, có dự án, công trình phải mất 2-3 năm, thậm chí 5 năm, cá biệt còn lên đến hàng chục năm, mới khởi công được”, ông Dũng ghi nhận.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song theo Bộ Xây dựng, nổi lên là thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thể chế, cơ chế còn bất cập, chồng chéo. Một nguyên nhân quan trọng khác là tình trạng triển khai công tác quy hoạch của nhiều địa phương còn chậm và việc thiếu các quy hoạch đã dẫn đến chậm trễ, ách tắc trong thực hiện đầu tư, cấp phép xây dựng, phát sinh cơ chế xin - cho, tiêu cực.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, thời gian để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng còn nhiều và còn dài. Mặt khác, việc chưa minh bạch về thủ tục, chưa thống nhất, đồng bộ về phối hợp xử lý giữa các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương còn tạo ra nhiều kẽ hở cho sự tùy tiện, gây rắc rối, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.
“Những hạn chế này chắc chắn làm tăng chi phí đầu tư các dự án, công trình, chi phí của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả của từng dự án cũng như của cả nền kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói và cho rằng, cải cách thủ tục hành chính hoàn toàn nằm trong khả năng của Việt Nam, những thủ tục nào không cần thiết, dứt khoát phải cắt bỏ.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng lập tức xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu trong năm 2015 “cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng”.
Kế hoạch này bao gồm việc rà soát, bãi bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết cả ở Trung ương và địa phương trong thẩm quyền của Bộ; đồng thời Bộ Xây dựng chủ trì và các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp để đề xuất, kiến nghị cắt giảm, loại bỏ các thủ tục không cần thiết khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư liên quan.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương đẩy nhanh việc hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, 1/500; đặc biệt là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, để giảm ách tắc, nhũng nhiễu, tiêu cực và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong việc chuẩn bị, thực hiện đầu tư.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng cần tập trung vào việc rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan theo hướng chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, khả thi, minh bạch, đi liền với tăng cường thanh tra, kiểm tra; đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, đến nay, đơn vị này đã giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính đến mức thấp nhất tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật. “Chậm là do các đơn vị triển khai thực hiện, chứ không phải do luật”, ông Hà khẳng định.
Bình luận về yêu cầu trên của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành khẳng định, nếu thủ tục hành chính để xin giấy phép đầu tư dự án của doanh nghiệp được tinh giản và rút gọn thì có thể giảm 10-15% chi phí, từ đó giá bất động sản cũng sẽ giảm theo.
Có thể nói, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian tới là một hoạt động vô cùng khó khăn, vì nguyên nhân không nằm ở quy phạm pháp luật, mà do con người gây ra. Nhìn thấy rõ điều này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Xây dựng quan tâm đào tạo, bỗi dưỡng, xây dựng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, công chức của ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kiến trúc, quy hoạch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nước. Chỉ có như vậy thì mục tiêu cải cách hành chính mới thực sự thành công.
Xây nhà 7 tầng phải được phê duyệt thiết kế () Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 10/2014/TT-BXD quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. |
Giải pháp tạm thời cho khu vực bị "quy hoạch treo" (Baodautu.vn) UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời cho người dân ở khu vực bj quy hoạch treo. |
Minh Nhật (Bài viết từ Đặc san Toàn cảnh BĐS Việt Nam 2014 do Báo Đầu tư sản xuất)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cơ hội nào cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2023?
- ·Lý do nhà đầu tư săn đón VinHolidays Phú Quốc
- ·FLC khởi công dự án Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao tại Phú Thọ
- ·‘Sốt đất’ chưa từng có ở Đắk Lắk, chính quyền vào cuộc xử lý
- ·Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế
- ·Cách tính tiền bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi mới nhất
- ·Cách đặt bàn làm việc giúp người tuổi Dần thăng tiến
- ·8 tầm nhìn đắt giá của Nhơn Hội New City Quy Nhơn
- ·Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa
- ·Ngôi nhà ven sông uốn lượn như mê cung, cây xanh đâm chồi từ khe hốc
- ·Bỏ Giấy khám sức khỏe khi học lái xe, xin việc là thông tin chưa chính xác
- ·Hà Nội nâng 15 tầng ô đất xây trung tâm văn hoá thành khách sạn văn phòng
- ·BĐS nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư an toàn
- ·Nhà đất điên cuồng tăng giá, giá tạm tính 1m2 căn hộ ở Thủ Thiêm
- ·ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- ·Bến du thuyền Monaco đẳng cấp giữa lòng ‘xứ trà’ Thái Nguyên
- ·Bộ Xây dựng đấu giá đất cao rồi bỏ cọc tạo giá ảo thao túng thị trường
- ·Căn hộ nghỉ dưỡng 1PN+1 Sun Marina Town, tối ưu không gian, tối đa trải nghiệm
- ·Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm
- ·Đề xuất xây đô thị nghỉ dưỡng gần 1000ha trong siêu chùa Tam Chúc