【roma vs torino】Thiết thực mô hình “Nước và sự sống”
Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống. Nhận thức được điều này,ếtthựcmhnhNướcvsựsốroma vs torino Hội đồng Giáo xứ họ đạo Lương Hiệp, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, đã xây dựng mô hình “Nước và sự sống” bằng việc đầu tư hệ thống nước sạch cung cấp cho bà con họ đạo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Mô hình nước sạch của họ đạo Lương Hiệp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân.
Với đặc thù là vùng có sông ngòi chằng chịt nên tài nguyên nước mặt của thị xã Ngã Bảy tương đối dồi dào. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các nhà máy, xí nghiệp, chợ, khu dân cư mọc lên ngày càng nhiều đã tạo nên sức ép lớn đối với môi trường tự nhiên. Kể cả nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Trước những vấn đề trên, tại họ đạo Lương Hiệp, xã Hiệp Lợi, đã cho ra đời mô hình “Nước và sự sống” nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch thường xuyên và liên tục cho người dân trên địa bàn.
Mô hình thực chất là dự án xử lý nước sạch quy mô nhỏ để phục vụ nước sinh hoạt cho bà con. Trong số hơn 350 hộ giáo dân thì hơn 20% giáo dân đã sử dụng nguồn nước ngầm. Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Ngoại vụ Hội đồng Giáo xứ họ đạo Lương Hiệp, thông tin: “Với mong muốn giúp giáo dân được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo sức khỏe nên hệ thống này đã được đầu tư từ năm 2007. Ban đầu, hệ thống sử dụng nguồn nước ngầm, nhưng những năm gần đây được Chi nhánh Cấp thoát nước công trình đô thị thị xã Ngã Bảy kéo tuyến nước sang nên hệ thống chuyển sang sử dụng nguồn nước máy. Từ khi đầu tư cho đến nay, hệ thống hoạt động khá ổn định. Nếu có trục trặc sẽ liên hệ với đơn vị đầu tư để bảo trì, sửa chữa nhằm góp phần cung cấp nước ổn định cho bà con”.
Hệ thống xử lý nước được thiết kế với 4 bộ lọc để lọc lại các chất quặng, cặn bẩn. Lượng nước sau khi qua quy trình lọc sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý tia cực tím và qua thêm 2 bộ lọc sạch nữa mới cho ra nước sạch thành phẩm. Như vậy, với 1.000 lít nước, hệ thống sẽ cho ra 50% nước sạch và xả bỏ 50% lượng nước dơ, độc hại. Nếu vận hành một ngày từ sáng đến chiều thì máy sẽ cho ra được khoảng 5.000 lít nước sạch phục vụ cho hơn 320 hộ dân trong khu vực. Ông Nguyễn Văn Thịnh cho biết thêm: “Người ta bán thì tỷ lệ nước thành phẩm sẽ nhiều hơn, nhưng ở đây chỉ phục vụ là chính, vì thế cứ để tỷ lệ 1:1 thì chất lượng nước sẽ an tâm hơn nhiều”.
Do chỉ cung cấp cho bà con họ đạo nên giá thành bán ra chỉ dùng để bảo trì hệ thống cũng như chi trả cho người trực tiếp vận hành. Do đó, để chi trả những khoản chi phí điện nước, Hội đồng Giáo xứ họ đạo Lương Hiệp chỉ thu của bà con giáo dân lại đổi nước với giá 7.000 đồng/bình. Đặc biệt nước sạch thành phẩm còn được cung cấp miễn phí cho Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn xã Hiệp Lợi. Phát huy hiệu quả của mô hình, trong năm 2017 họ đạo Lương Hiệp đã gắn thêm bồn trữ nước 5.000 lít để đề phòng những trường hợp cúp điện kéo dài.
Từ khi có hệ thống xử lý nước này, gia đình của bà Lê Thị Hương, ở ấp Xẻo Vông B, xã Hiệp Lợi, đã chuyển sang sử dụng mà không còn dùng nguồn nước giếng khoan nhiễm phèn. Bà Hương chia sẻ: “Hồi đó xài cây nước thì mình phải lóng phèn, nấu lên. Từ khi có nguồn nước này thì nước uống mình cũng không phải đun nấu, tiện lợi hơn rất nhiều”. Hiện tại, trung bình mỗi tuần gia đình bà Hương sử dụng 2 bình nước 20 lít, những ngày nắng nóng như hiện nay nhu cầu sử dụng nước càng tăng lên.
Không những đảm bảo nguồn nước sạch cho bà con họ đạo mà hệ thống này còn giúp tiết kiệm được một khoản chi phí trong gia đình rất lớn. Bởi, giá nước sạch đã qua xử lý trên thị trường hiện tại khoảng 12.000-15.000 đồng/bình, thế nhưng giá thành của mỗi bình nước ở đây cũng chỉ hơn phân nửa. Ông Nguyễn Văn Mạnh, ở ấp Xẻo Vông B, bộc bạch: “Từ khi nhà thờ đầu tư hệ thống nước sạch là gia đình tôi chuyển sang sử dụng cho đến nay. Nói là bán chứ nước ở đây cũng chỉ là hỗ trợ phần nào cho bà con. Nhà tôi tới 8 nhân khẩu nên nhu cầu sử dụng nước khá lớn, tính ra mỗi tháng cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn đồng”.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Ngoại vụ Hội đồng Giáo xứ họ đạo Lương Hiệp, hiện nay do việc xây dựng dãy phân cách dọc tuyến Quốc lộ 1A nên một số hộ phía bên kia đường hạn chế sang nhà thờ để lấy nước sử dụng nên số lượng tiêu thụ có phần giảm. Tuy nhiên, trước nhu cầu sử dụng của bà con giáo dân vẫn còn, vì thế hệ thống này vẫn tiếp tục duy trì. Hơn nữa, dù đã vận hành hơn 10 năm qua vẫn mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con trên địa bàn. Đây được đánh giá là mô hình có ý nghĩa, cho thấy được tầm nhìn và hướng đi cụ thể của người dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bài, ảnh: THANH THÚY
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát triển BHXH tự nguyện
- ·Vợ chồng Midu check in từ bình dân tới sang chảnh ở Singapore
- ·McDonald’s nói gì về “kế hoạch Việt Nam”?
- ·Đầu tư vào thị trường mới nổi đạt mức cao kỷ lục trong tháng 11
- ·Tìm kiếm hướng dẫn viên du lịch: Cungdi.net
- ·WHO cảnh báo hệ thống y tế thế giới có thể quá tải
- ·Song hành cùng doanh nghiệp qua các kỳ đối thoại
- ·EU điều phối bệnh nhân COVID
- ·Giá vàng hôm nay (16/8): Vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ
- ·Huy động vốn trong nước đạt gần 75% dự toán
- ·Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nhờ du lịch mở cửa trở lại
- ·Xe đạp đi trên dây điện
- ·IMF cảnh báo tác động nặng nề của đại dịch đối với Mỹ Latinh và Nam Sahara
- ·Con trai cố nghệ sĩ Thanh Nga tiết lộ lý do thi hát
- ·T&T Group là lựa chọn tốt để tạo cú hích hợp tác kinh tế quốc tế
- ·10 món kho và hầm thích hợp dự trữ ngày mưa bão
- ·Linh Rin bật mí địa chỉ 'ăn sập' Seoul trong 5 ngày
- ·PTSC nằm trong TOP 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam
- ·Thuế giá trị gia tăng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ về mức 10%
- ·Lan Ngọc tiết lộ từng bị Ngô Thanh Vân tát 10 lần xệ 1 bên mặt