【lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh đêm nay】Cần đảm bảo giá trị kiến trúc để phục vụ nghiên cứu
Liên quan đến câu chuyện “Nhà di sản” ở địa chỉ nói trên được nhiều cơ quan báo chí phản ánh,ầnđảmbảogiátrịkiếntrúcđểphụcvụnghiêncứlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh đêm nay Đảng ủy, UBND phường Thuận Lộc, Phòng Quản lý đô thị TP. Huế đã có báo cáo lên UBND TP. Huế. Trong khi đó, UBND TP. Huế cũng cho biết, sẽ họp các phòng ban, và có báo cáo lên UBND tỉnh trước ngày 30/11.
Công trình trung tâm thể dục thể thao phường Thuận Lộc án ngữ toàn bộ “Nhà di sản” số 117 Lê Thánh Tôn, TP. Huế
“Cần duy tu, duy trì kiến trúc”
Cụ thể, vào đầu tháng 11, Đảng ủy phường Thuận Lộc đã mời lãnh đạo phường qua các thời kỳ để làm việc về ngôi nhà số 117 Lê Thánh Tôn. Hầu hết các ý kiến khẳng định, ngôi nhà do phường bỏ tiền ra mua và... không phải “nhà di sản”. Ông Nguyễn Ngọc Đoàn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc cho rằng, ngôi nhà 117 (số cũ 73) Lê Thánh Tôn được UBND phường mua lại với diện tích 1.301 m2. Khi mua, ngân sách của phường thống nhất mượn 6 cây vàng để trả. Sau khi mua, do không có tiền trả nợ cho dân nên bàn bạc, thống nhất bán một phần đất lấy tiền trả lại cho những người dân mà phường mượn tiền, vàng.
Trong một diễn biến khác, Phòng Quản lý đô thị TP. Huế cũng cho biết, có đầy đủ hồ sơ chứng minh ngôi nhà 117 Lê Thánh Tôn được mua lại từ gia đình có gốc gác quan đại thần triều Nguyễn vào năm 1988. Đến năm 1997, nằm trong chương trình giao lưu văn hóa Việt – Pháp, UBND TP. Huế đã mượn ngôi nhà này bố trí cho Trung tâm Hợp tác quốc tế đặt văn phòng cùng vùng Nord Pas de Calais thành lập Ban Quản lý dự án nhà di sản Huế nghiên cứu về trùng tu nhà vườn Huế. Phòng cũng khẳng định, thời gian ở đây dự án đã tài trợ sửa chữa một số nhà vườn, như nhà 109 và 156 Lê Thánh Tôn, nhà văn hóa tổ 18 - số 19 Lê Văn Hưu và một số nhà vườn khu vực Bao Vinh. Trong đó, có sửa chữa, trùng tu khu nhà 117 Lê Thánh Tôn.
Năm 2005, dự án ngừng triển khai, thành phố giao lại nhà cho phường sử dụng làm nơi làm việc của mặt trận, đoàn thể. Trải qua một thời gian dài từ năm 2005 đến nay, do thiếu kinh phí chăm sóc, duy tu chất lượng nên ngôi nhà đang xuống cấp, đặc biệt khu vực sân vườn phía trước cây cối mọc um tùm, gây nhếch nhác, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.
Từ đó, Phòng Quản lý đô thị TP. Huế đã phối hợp cùng các phòng, ban liên quan kiểm tra thực tế, rà soát và thống nhất đề xuất UBND TP. Huế cho phường lập dự án theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, đáng lưu ý, Phòng Quản lý đô thị TP. Huế cũng thừa nhận công trình nhà 117 Lê Thánh Tôn còn giữ được kiểu kiến trúc xưa theo lối nhà rường, pha lẫn kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20... cần phải duy tu, duy trì kiến trúc của ngôi nhà làm khuôn mẫu để có thể phục vụ nghiên cứu, phục hồi các loại hình nhà vườn, nhà rường trên địa bàn thành phố.
Nhiều tư liệu nói về “Nhà di sản”
Câu hỏi đặt ra, nếu làm khuôn mẫu phục vụ nghiên cứu nhà vườn, nhà rường thì tại sao một không gian như thế lại không có sân vườn, bởi vườn luôn luôn gắn với ngôi nhà rường truyền thống tạo nên kiểu kết cấu nhà - vườn không tách rời?
Trước câu chuyện này, nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tư liệu qua các thời kỳ chứng minh rằng việc “nhà di sản” trở thành trung tâm thể dục thể thao là khó chấp nhận được. Theo tư liệu Báo Thừa Thiên Huế, số 1682 ra ngày 18/4/2000, vào chiều 14/4/2000, tại địa chỉ số 73 Lê Thánh Tôn đã diễn ra lễ khai trương “Nhà di sản” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố lúc bấy giờ, cũng như sự có mặt của một vị đại diện cấp cao của Pháp.
Hồi đó, công trình này được khởi công trùng tu từ tháng 7/1999 với kinh phí 300.000 Fr do Cộng đồng Đô thị Lille tài trợ, bao gồm các hạng mục phục hồi các cấu kiện gỗ bị hư hỏng, lợp lại và phục hồi các chi tiết trên mái, cải tạo sân vườn, cây cảnh và các công trình khác. Công trình này được xem như sự bắt đầu cho việc phục hồi, trùng tu các ngôi nhà cổ trong di sản vật thể của Huế.
Trong bài viết trên tạp chí Sông Hương số 178 xuất bản tháng 12/2009 với tựa đề “Huế - Qua 10 năm bảo tồn và phát triển di sản văn hóa” do tác giả Nguyễn Văn Mễ (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) cũng nhắc đến “Nhà di sản”. Bài viết có đoạn: “Dự án khôi phục Ngôi nhà Di sản tại 73 Lê Thánh Tôn Huế với sự giúp đỡ của vùng Nord Pas de Calais và Cộng đồng đô thị Lille”.
Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, đã nhận được công văn yêu cầu kiểm tra, làm rõ sự việc liên quan đến ngôi nhà 117 Lê Thánh Tôn mà báo chí phản ánh thời gian qua. “Chúng tôi sẽ có cuộc họp với các phòng, ban ngành và sẽ có văn bản trả lời tỉnh cũng như báo chí”, ông Thành thông tin.
Bài, ảnh: NHẬT MINH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước hợp tác trao đổi thông tin, dữ liệu
- ·Xây dựng kế hoạch tăng chuyến bay dịp nghỉ lễ 10/3, 30/4 và 1/5
- ·Đơn vị sự nghiệp giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ từ ngân sách
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- ·CPI quý I tăng 2,63%, thấp nhất trong 3 năm gần đây
- ·Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc năm 2024: Cơ hội rộng mở
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Chủ động xả trạm khi xảy ra ùn tắc kéo dài trong dịp nghỉ lễ 10/3, 30/4 và 1/5
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Xuất khẩu clinker và xi măng thu về hơn 1,32 tỷ USD trong năm 2023
- ·Bắt nhóm người Hàn Quốc trộm tài sản 2 tỷ đồng ở nhà đại gia
- ·Lạng Sơn: Lưu lượng xe hàng hóa xuất khẩu thông quan tăng
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Năm 2024, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính sẽ ra sao?
- ·8 học sinh Hòa Bình đuối nước thương tâm khi đi tắm ở Sông Đà
- ·TPHCM khảo sát năng lực ngoại ngữ học sinh lớp 9
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·16 tỷ đồng gây quỹ cho chương trình nước sạch học đường