【kq blackburn】Bình yên nơi miền biên viễn
Săm Pun những ngày mưa
Theìnhyênnơimiềnbiênviễkq blackburno kế hoạch ban đầu, chúng tôi sẽ bắt xe khách tới trung tâm huyện Mèo Vạc và sau đó sẽ tìm phương tiện lên tới cửa khẩu, nhưng rất may gặp anh Bùi Thế Thạch- Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Săm Pun trên đường quay về đơn vị sau chuyến công tác. Thế là, chúng tôi được đi nhờ xe và may mắn hơn là còn có được một hướng dẫn viên am hiểu về vùng đất, con người mà chúng tôi sẽ đặt chân tới- Săm Pun.
Cửa khẩu Săm Pun (còn được gọi là cửa khẩu Thượng Sơn) thuộc xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang chừng 180 km. Nơi đây có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất tỉnh, với nhiệt độ trung bình từ 5ºC đến 10ºC, vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp dưới 0ºC. Từ thị trấn Mèo Vạc qua đỉnh Mã Pí Lèng có một ngả đường nhỏ rẽ vào Săm Pun, chúng tôi đến Săm Pun trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi nhưng tinh thần ai nấy đều hết sức phấn chấn, rộn ràng.
Trận mưa lớn mấy ngày trước khiến cho đoạn đường đi trở nên trơn trượt và nguy hiểm hơn với những khúc cua liên tiếp từ chân núi lên tới gần “cổng trời” Săm Pun. Suốt chặng đường từ thị trấn Mèo Vạc đến cửa khẩu là con đường dốc núi cheo leo với bao nhiêu khúc cua tay áo, bao nhiêu viền chạy hình chữ M ngoằn ngoèo trên đỉnh núi. Đường đến Săm Pun nguy hiểm với những con đường chỉ rộng 1,5 m, một bên là núi cao chót vót, một bên là vực sâu thăm thẳm.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Thế Thạch cho biết, những anh em sống và làm việc tại cửa khẩu đều đã quá quen thuộc những cung đường này, mùa Đông thì lạnh và sương mù, mua Hè thì mưa và sạt lở đường. Mùa nào cùng khổ. Vào mùa mưa, chuyện tắc đường ở đây không phải là chuyện lạ trong khi các phương tiện chủ yếu là xe máy… Rồi những câu chuyện vui trên đường đi khiến cho quãng đường như ngắn lại. Trận mưa rừng mỗi lúc một lớn hơn, người qua lại bên đường hầu như không có. Khi chỉ còn khoảng 10km nữa, mưa lớn kèm theo sương mù càng dày đặc hơn, xe của chúng tôi vừa đi vừa dò đường bởi chỉ cần chệch lối là ngay lập tức bị sa lầy. Chúng tôi nín thở vì lo lắng nhưng trong lòng cũng thầm cảm phục các CBCC Hải quan ở đây khi các anh phải thường xuyên đi lại trên cung đường hiểm trở này.
Sau gần 7 giờ đi xe, chúng tôi đã có mặt tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Săm Pun. Đón chúng tôi là các anh em CBCC Hải quan cửa khẩu với sự niềm nở, thân tình, ấm áp của những người đồng chí. Trụ sở là dãy nhà cấp bốn đơn sơ vừa là chỗ ở và chỗ làm việc của các anh. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện thời tiết còn gặp nhiều khó khăn, hàng hóa qua lại nơi đây cũng thưa thớt, chủ yếu là hàng cư dân biên giới, hoặc hàng tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu, nhưng tại đơn vị vẫn thực hiện thủ tục thông quan điện tử, niêm yết đầy đủ các văn bản pháp luật mới… Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành, đơn vị còn thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương giao phụ trách giúp đỡ xã Xín Cái trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
Trong bữa cơm Chi cục “chiêu đãi”, chúng tôi được thưởng thức rất nhiều “đặc sản” do các anh, các chị tự tay sản xuất, từ rau xanh đến thịt gà, rượu... Vì đơn vị nằm xa trung tâm nên lương thực thực phẩm các anh đều phải tự cung tự cấp, mỗi CBCC Hải quan nơi đây cũng là một “nông dân”. Cuộc sống của các anh cũng đơn giản, phương tiện giải trí duy nhất là chiếc tivi đặt ở phòng sinh hoạt chung.
Đến Săm Pun vào ngày mưa, heo hút và vắng lặng đến lạ, cái cảm giác lạ của một vùng biên miền núi. Trên đoạn đường ra thăm đường biên, tới cột mốc 476 và 456 nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh những người phụ nữ dân tộc chăn bò, chăn dê cạnh sườn núi hai bên đường. Nghe kể, chỉ vài năm trước, nạn bắt cóc phụ nữ qua biên giới tại đây khá phổ biến. Nhưng hiện nay, nhờ công tác phối hợp tốt, chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng tại nơi đây, tình trạng này đã không còn diễn ra.
Phó Bảng bình yên
Chia tay Săm Pun, chúng tôi tiếp tục hành trình của mình tới cửa khẩu Phó Bảng. Không nằm ở vị trí heo hút như Chi cục Hải quan cửa khẩu Săm Pun, Chi cục Hải quan cửa khẩu Phó Bảng nằm giữa trung tâm thị trấn Phó Bảng, mác là thị trấn nhưng nơi đây bình yên, tĩnh lặng đến lạ lùng. Phó Bảng hiện ra thưa thớt gần 100 nóc nhà chạy dọc theo con đường nhựa. Hầu như trước cửa nhà nào cũng có dán đôi câu đối viết bằng chữ Hán đã ngả màu xưa cũ. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi thị trấn này là nơi cư trú và sinh sống của đa số người Hoa. Họ đã bám trụ ở Phó Bảng và coi đây như là quê hương thứ hai của mình.
Dẫn chúng tôi đi tham quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Phó Bảng- Triệu Anh Sơn kể rằng, trước đây Phó Bảng là trung tâm của huyện Đồng Văn, nơi từng được mệnh danh là Hồng Kông thu nhỏ, với nhức nhối về tệ nạn buôn bán thuốc phiện, súng đạn và sòng bạc xuyên Đông Dương... Nhưng ngày nay, chỉ còn một Phó Bảng bình yên.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Phó Bảng chỉ có 12 cán bộ, trong số đó hầu hết đều được đào tạo trình độ đại học, nhiều người trong số họ chưa lập gia đình, mới vào Ngành nhưng không hề quản ngại khó khăn khi nhận nhiệm vụ công tác tại cửa khẩu xa xôi. Tất cả đều mang trên mình trọng trách mà Ngành giao phó, đó là đảm bảo an ninh XNK và tạo thuận lợi cho DN giao thương giữa hai nước Việt -Trung.
Do đặc thù của đơn vị nằm ở xã biên giới còn nhiều khó khăn nên Chi cục Hải quan cửa khẩu Phó Bảng thường xuyên giúp đỡ chính quyền, người dân xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đơn vị thường xuyên vận động CBCC đóng góp bằng tiền lương và trích một phần nguồn kinh phí phúc lợi của Chi cục để hỗ trợ nhân dân xã xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức phong phú như: Hỗ trợ bò, dê giống để phát triển chăn nuôi; cử CBCC xuống xã nắm tình hình, tham gia các cuộc họp thường kỳ của Đảng ủy xã để tham mưu, cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch và tìm giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
Đặc biệt, đơn vị thường xuyên vận động DN làm thủ tục hải quan trên địa bàn sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương để bốc dỡ hàng hóa, giúp họ cải thiện nguồn thu nhập. Anh Triệu Anh Sơn cho biết: Thu nhập chính của người dân là từ nương rẫy nhưng mỗi năm chỉ làm được một vụ do mùa Đông quá lạnh không trồng được cây gì, đến cây cỏ cũng chết hết. Do đó, việc vận động DN tạo điều kiện cho người dân địa phương bốc dỡ hàng hóa, tăng thu nhập đã phần nào giúp họ thay đổi được điều kiện sống. Hiện nay, nhiều gia đình đã có xe máy, mái nhà trước kia lợp lá thì nay một số nhà đã được thay bằng tôn, fibro xi măng.
Ai từng lên miền biên thùy heo hút, qua cung đường nằm cheo leo trên đỉnh núi, bên này núi chạm mây, bên kia vực sâu thẳm, mùa Đông buốt lạnh thấu xương, mùa Hè nắng cháy da thịt, mưa xối đất... thì mới phần nào hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn và sự hy sinh thầm lặng của những cán bộ công chức Hải quan nơi biên cương đang ngày đêm gắn bó, xây dựng cuộc sống, bảo vệ an ninh, an toàn khu vực biên giới xa xôi của Tổ quốc.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xe buýt lao xuống hẻm núi ở Peru: Đã có gần 50 người thiệt mạng
- ·Sau 2 lần giảm, giá xăng RON95
- ·Cử tri bức xúc về hạ tầng nông thôn
- ·Giá vàng thế giới tăng hơn 1% nhờ triển vọng Fed hạ lãi suất
- ·Thủ tướng: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn
- ·Chính sách dân tộc đã làm thay đổi toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Công an phường 7 bắt 2 đối tượng trộm cắp tài sản
- ·Thủy điện Thác Mơ số hóa giám sát phóng điện PD
- ·Ý tưởng công nghệ độc đáo: Chế tạo máy thở cho bệnh nhân Covid
- ·Phát huy chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước
- ·Đội QLTT số 2 Lạng Sơn liên tiếp bắt giữ hàng nhập lậu
- ·Việt Nam chi gần 2,3 tỷ USD mua hạt điều
- ·Đội tuyển Việt Nam sẽ đánh bại Trung Quốc bằng sức trẻ và sự đoàn kết
- ·Trao vốn sản xuất cho nạn nhân chất độc da Cam/dioxin
- ·Truy tố TGĐ cùng nhân viên kinh doanh trái phép 4.000 lượng vàng
- ·Tuyển nữ Việt Nam chuẩn bị giao hữu với chủ nhà New Zealand
- ·HLV Gong Oh
- ·Tạo sức bật cho công nghiệp nông thôn
- ·Thuốc KOACT 625 chống nhiễm khuẩn bị xử phạt do không đạt chất lượng
- ·Viettel Cà Mau tổ chức đào tạo bóng đá cho thiếu nhi.