【bxh các giải vô địch quốc gia châu âu】Tạo điều kiện để khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng
Thủ tướng: Làm thế nào để DN tư nhân Việt Nam bán sản phẩm cho DN FDI?ạođiềukiệnđểkhuvựcdoanhnghiệptưnhânpháttriểncơsởhạtầbxh các giải vô địch quốc gia châu âu | |
Xóa nợ thuế hơn 117 triệu đồng cho 1 doanh nghiệp tư nhân | |
Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019: Cần nuôi dưỡng niềm tin và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ | |
Diễn đàn Kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân cần được trao cơ hội để phát triển |
Sân bay Vân Đồn do tập đoàn tư nhân Sun Group triển khai xây dựng . Ảnh: ST. |
Cần cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững
Nhóm công tác cơ sở hạ tầng của Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) đánh giá, để duy trì quỹ đạo phát triển, Việt Nam cần thêm nhiều công trình cơ sở hạ tầng mới. Theo Bộ Giao thông vận tải, ước tính tổng nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam tương đương khoảng 48 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nhu cầu vốn này bao gồm cả các dự án như Đường cao tốc Bắc - Nam, Sân bay quốc tế Long Thành và Đường sắt cao tốc Bắc – Nam, các dự án này đã bị trì hoãn từ lâu và có thể chưa kịp triển khai trong giai đoạn này. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính rằng Việt Nam sẽ cần trung bình ít nhất 16,7 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2015-2025 để tài trợ cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Thế giới dự báo con số lên tới 25 tỷ USD mỗi năm, số vốn đầu tư cao hơn nhiều so với mức trung bình trong giai đoạn 2011-2015.
6 tháng đầu năm 2019, kinh tế - xã hội nước ta phải đối diện với nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại, căng thẳng chính trị - thương mại của một số nền kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước vẫn có diễn biến tích cực. Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng tăng 6,76%. Đặc biệt, hoạt động của DN trong thời gian này có nhiều khởi sắc. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN cho thấy, khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đánh giá lạc quan nhất khi có tới 91,3% số DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định; tỷ lệ này ở khu vực DN Nhà nước và ngoài Nhà nước lần lượt là 86,5% và 87,8%.
Có thể thấy, những con số trên là rất lạc quan cho hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia và DN đều cho rằng, phát triển nhanh là chưa đủ mà cần phải bền vững. Muốn phát triển bền vững, nền kinh tế cần khắc phục những khó khăn nội tại về năng suất, chất lượng, trình độ quản trị, hiệu quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực cạnh tranh của DN; bên cạnh đó là những hạn chế về thủ tục hành chính, chi phí hành chính… Nhưng ở một khía cạnh khác, các DN đang rất cần cơ sở hạ tầng bền vững để phục vụ sự phát triển.
Vai trò quan trọng của khu vực tư nhân
Việt Nam đã tận dụng rất nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, mạch máu của nền kinh tế. Vì thế, theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018, bảng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam (trong số 140 nền kinh tế được nghiên cứu) đã cải thiện một chút từ vị trí thứ 93 năm 2008 lên thứ 75 năm 2018. Tuy nhiên, ông Tony Foster, Trưởng nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng (VBF) cho rằng, hầu hết dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được xây dựng, sở hữu và vận hành bởi các cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước. Nên vai trò của khu vực tư nhân tương đối hạn chế; mức đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân ước tính chỉ chiếm tối đa 12% lượng đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Do vậy, có chuyên gia cho rằng, 76% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở 3 lĩnh vực là chế tạo, bất động sản và bán lẻ. Mặc dù đó là những lĩnh vực tăng trưởng quan trọng, song mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài là nguồn vốn đó sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Về vấn đề này, trong chuyến làm việc tại Việt Nam vừa qua, ông Allard Nooy, Giám đốc Điều hành InfraCo Asia - Công ty con thuộc Tập đoàn Phát triển cơ sở hạ tầng tư nhân (PIDG) cho hay, khu vực tư nhân chính là một nguồn lý tưởng có thể giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các đóng góp dựa trên năng lực lãnh đạo, vốn, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Nên thời gian qua, đã có nhiều dự án cơ sở hạ tầng được doanh nghiệp tư nhân xây dựng tại Việt Nam như một dự án lớn là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do tập đoàn Sun Group xây dựng… Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tới nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 150 dự án đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư), với tổng mức đầu tư trên 1 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 50 tỷ USD). Những dự án với nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân quan trọng này đã góp phần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Vì thế, theo ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JJCI), mô hình PPP tức là doanh nghiệp tư nhân thực hiện đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng thay cho Chính phủ sẽ rất hiệu quả, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lo ngại sự rủi ro khi tham gia hình thức này. Do vậy, theo đại diện JJCI, cần cho phép sử dụng trọng tài nước ngoài trong tất cả các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm bất động sản như một điều khoản về giải quyết tranh chấp; cho phép các nhà đầu tư và các công ty dự án được đặt ra quyền thế chấp cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng vận hành tài sản trên đất và thiết bị dự án; làm rõ sự chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ và nhà đầu tư tư nhân, Chính phủ cũng sẽ gánh chịu rủi ro thông qua các loại bảo lãnh của Chính phủ trong đó có việc chuyển đổi ngoại tệ.
Đồng quan điểm, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, Việt Nam nên thiết lập cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, để duy trì tính bền vững, cơ sở hạ tầng cảng của Việt Nam phải đảm bảo sao cho cảng biển và cảng hàng không nằm ở vị trí thuận tiện cho các khu vực dân cư, nhưng không quá gần đến mức tạo ra áp lực giao thông ngày càng tăng do xu hướng đô thị hóa.
Như vậy, các DN đều rất mong mỏi vào sự mở rộng hơn cho khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ giúp nền kinh tế có những bước phát triển nhanh mà còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng DN.
(责任编辑:La liga)
- ·Hôn nhân đẫm nước mắt, trách nhiệm của bên nào?
- ·Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra giá mặt hàng thép xây dựng
- ·Phát hiện cơ sở tập kết 1 tấn thịt lợn ôi thiu
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới (10
- ·Doanh nghiệp kỳ vọng năm mới khởi sắc
- ·TPHCM công bố xếp hạng bệnh viện và trung tâm y tế
- ·Cần quản lý thuốc lá làm nóng bằng luật?
- ·Tác động của đại dịch tới thể thao
- ·Công ty tư vấn thiết kế cảnh quan LASC: Nơi sáng tạo những không gian xanh
- ·Lạng Sơn: Ngăn chặn gần 1.300 sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều vấn đề quan trọng vào 28/11
- ·Đồng Nai: Tăng cường kiểm tra, ổn định thị trường thời gian thực hiện cách ly xã hội
- ·Hải Phòng thông tin việc cách ly 2 mẹ con đi đám cưới từ Vĩnh Phúc về
- ·Đại tướng
- ·Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
- ·Quản lý thị trường Hòa Bình chủ động tăng cường quản lý địa bàn
- ·TP Hồ Chí Minh: Mua khẩu trang y tế mùa dịch Covid
- ·IMF sẽ có tư vấn kịp thời chính sách tài khóa và tiền tệ
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/10/2023: Xăng trong nước ngày mai giảm sâu?
- ·Kon Tum: Xử lý vụ kinh doanh gần 100 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Casio