会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da laliga tay ban nha】Dấu ấn Chiến lược phát triển Kho bạc đến năm 2020!

【ket qua bong da laliga tay ban nha】Dấu ấn Chiến lược phát triển Kho bạc đến năm 2020

时间:2024-12-23 21:36:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:399次

Hoạt động giao dịch tại Kho bạc Nhà nước Nam Sách,ấuấnChiếnlượcpháttriểnKhobạcđếnnă<strong>ket qua bong da laliga tay ban nha</strong> Hải Dương.

Hoạt động giao dịch tại Kho bạc Nhà nước Nam Sách, Hải Dương. Ảnh: Hạnh Thảo

Điện tử hóa, giảm thu chi tiền mặt

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho thấy, qua 12 năm thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 (từ năm 2007), các hoạt động cải cách, hiện đại hóa của kho bạc đã được đẩy mạnh, toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Theo đó, KBNN đã thực hiện tốt các chức năng: quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ, huy động vốn, tổng kế toán nhà nước và hình thành kho bạc điện tử.

Cụ thể, việc triển khai thành công hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đã gắn kết chặt chẽ quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) với quy trình quản lý ngân sách. Đồng thời, KBNN đã hiện đại hóa công tác kế toán thu, chi ngân sách, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo. Công tác tập trung nguồn thu và kiểm soát, thanh toán các khoản chi được đổi mới toàn diện thông qua việc đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (thời gian thực hiện giao dịch thu NSNN từ 30 phút còn 5 phút, thời gian kiểm soát chi từ 7 ngày còn 1 – 3 ngày); đẩy mạnh thanh toán điện tử với hệ thống ngân hàng, triển khai dịch vụ công trực tuyến…

Công tác quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) được đổi mới theo hướng an toàn, hiệu quả. Ngoài việc hoàn thành xây dựng tài khoản thanh toán tập trung, KBNN đã phát triển các công cụ dự báo luồng tiền, thực hiện đầu tư NQNN tạm thời nhàn rỗi (cho vay và tạm ứng cho NSNN, gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại); gắn kết chặt chẽ giữa quản lý NQNN với quản lý ngân sách và quản lý nợ, tạo thêm nguồn thu và giảm chi phí vay nợ cho NSNN. Thông qua cải cách quản lý NQNN, bước đầu, KBNN đã đóng góp vào thu ngân sách trung ương (năm 2019 nộp 5.000 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2020 nộp 1.000 tỷ đồng).

Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ luôn đáp ứng yêu cầu cân đối NSNN và trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của NSNN. Công tác tổ chức phát hành ngày càng công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.

Về kế toán nhà nước, KBNN đã xây dựng, trình Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN thống nhất dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt điều chỉnh; đồng thời, áp dụng một số quy định mang tính nguyên tắc về chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước. Trên cơ sở đó, các báo cáo quyết toán NSNN hàng năm được lập đúng yêu cầu và thời hạn quy định. Từ năm 2019, thực hiện Luật Kế toán năm 2015, Bộ Tài chính (KBNN) đã bước đầu triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên cho năm tài chính 2018, cung cấp thêm một kênh thông tin quan trọng giúp cho Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp có được bức tranh tổng thể về tình hình tài chính nhà nước, phục vụ cho công tác quản lý điều hành và tăng cường tính công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình theo thông lệ quốc tế.

Kho bạc Nhà nước hiện đang rất thuận lợi để tiếp tục cải cách

Qua đợt làm việc với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, đơn vị liên quan vào tháng 3, tháng 8 và tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều đánh giá Kho bạc Nhà nước đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng các năng lực quản lý tài chính công cốt lõi, phù hợp với xu thế cải cách tài chính công và mô hình kho bạc hiện đại trên thế giới. Với nền tảng vững chắc đã xây dựng được, Kho bạc Nhà nước hiện đang ở trong điều kiện rất thuận lợi để thực hiện những cải cách tiếp theo.

Trong công tác thanh toán, thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, quản lý chặt chẽ các nội dung thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN và đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN đã giảm mạnh (đến nay, thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN chỉ còn khoảng 0,47% tổng thu qua KBNN; chi NSNN bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN còn khoảng 2,96% tổng chi qua KBNN, chủ yếu là chi đặc biệt, chi an ninh, quốc phòng); từ đó, góp phần giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt trong khu vực công và tiết kiệm chi phí xã hội.

Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và hệ thống an toàn CNTT được đầu tư phát triển đầy đủ, đồng bộ, vừa đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá CNTT của KBNN, vừa đảm bảo an toàn, bảo mật. Từ năm 2018, dịch vụ công trực tuyến KBNN được triển khai. Dự kiến hết năm 2020, 100% các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến với KBNN (trừ các đơn vị an ninh, quốc phòng do yêu cầu bảo mật)…

Hướng tới kho bạc số trong tương lai

Trên nền tảng các kết quả đạt được của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, KBNN đang xây dựng dự thảo chiến lược phát triển cho giai đoạn tiếp theo 2021- 2030 với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN; hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp và toàn bộ các hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại… Đến năm 2030 cơ bản hình thành kho bạc số.

Với mục tiêu cụ thể đó, KBNN đang đưa ra các nhiệm vụ cần phải triển khai trong thời gian tới, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử của các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát theo rủi ro; điện tử hóa các giao dịch thu, chi NSNN. Đến năm 2025, cơ bản toàn bộ các giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử (trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Huy động vốn cho NSNN đáp ứng các mục tiêu của chiến lược, kế hoạch, chương trình quản lý nợ công và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, đảm bảo việc huy động vốn hiệu quả với chi phí phù hợp, góp phần quản lý nợ công an toàn, bền vững; góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030, nợ chính phủ không quá 50% GDP (theo đúng Nghị quyết số 07-NQ/TW); phát triển thị trường trái phiếu chính phủ đồng bộ, toàn diện để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

Quản lý NQNN chủ động theo nguyên tắc thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính nhà nước; gắn kết chặt chẽ giữa quản lý NQNN với quản lý NSNN và quản lý nợ, đảm bảo thanh khoản của Chính phủ tại mọi thời điểm và hiệu quả về chi phí vay của NSNN. Đến năm 2025, kết quả dự báo luồng tiền chênh lệch không quá 10% so với thực tế. Đến năm 2030, kết quả dự báo chênh lệch không quá 5% so với thực tế và số dư NQNN nhàn rỗi cuối ngày bình quân không vượt quá số chi NQNN bình quân 1 – 2 ngày.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin về tài chính – NSNN phù hợp với chuẩn mực kế toán công để phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành, giải trình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và người dân. Rút ngắn thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài chính nhà nước. Đến năm 2030, thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước hàng năm tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm ngân sách.

Phát triển kho bạc số theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia, dựa trên ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương. Đến năm 2025, hoàn thành kiến trúc tổng thể hệ thống công nghệ thông tin của KBNN, chia sẻ dữ liệu và thực hiện cung cấp dữ liệu mở. Đến năm 2030, cơ bản hình thành kho bạc số.

Vân Hà

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Đa dạng các sản phẩm thân thiện với môi trường từ cỏ bàng
  • PM Nguyễn Xuân Phúc welcomes UK foreign minister
  • Việt Nam calls for stronger ASEAN co
  • Việt Nam one of four best countries for treating HIV/AIDS: minister
  • Thông tin mới nhất về gói kích thích kinh tế trước tác động của đại dịch
  • VN Prime Minister congratulates New Zealand Labour Party over election win
  • Việt Nam, Sri Lanka promote friendly relations, cooperation
  • Record number of documents adopted within AMM 53: Deputy PM
推荐内容
  • Tương lai của vùng đất 'chín rồng' và ba cuộc họp liên tiếp của Thủ tướng
  • Việt Nam proves its active role in UN: Ambassador
  • Việt Nam proves its active role in UN: Ambassador
  • Hà Nội needs to set example in all fields: top leader
  • Tháo gỡ khó khăn hoạt động XNK, vận chuyển hàng hóa qua biên giới
  • Former minister of industry and trade prosecuted for causing huge loss