【cho biết kết quả bóng đá ngoại hạng anh】Duy trì sản xuất và nỗ lực phòng dịch
Trước nhiều diễn biến khó lường của dịch Covid-19,ảnxuấtvnỗlựcphngdịcho biết kết quả bóng đá ngoại hạng anh hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn khi cùng lúc phải làm tốt hai nhiệm vụ là duy trì sản xuất và bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn chặn dịch bệnh. Hiểu được điều này, lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành với các doanh nghiệp.
Công nhân được đo thân nhiệt trước khi vào làm việc tại Công ty TNHH Lạc Tỷ II. Ảnh: THIÊN TRANG
Bài 2: Doanh nghiệp thích nghi, chuyển mình, thay đổi
Với mục tiêu là hỗ trợ hết lòng cho các doanh nghiệp hoạt động, nhưng Hậu Giang cũng nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, nếu để xảy ra dịch bệnh lây lan sẽ phải chịu trách nhiệm !
Vượt khó
Hai tháng nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị, cửa hàng bách hóa gặp phải khó khi phải tăng số lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân trong tình huống dịch bệnh diễn biến xấu trong khi doanh thu lại giảm. Trước tác động của dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch trên địa bàn tỉnh đã giảm khoảng 1,76% so với cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Nghĩa Trọng, Phó Giám đốc siêu thị Co.opMart Vị Thanh, cho hay: “Khách hàng giảm đi mua sắm và nhiều đối tác trong siêu thị cũng xin giảm, miễn tiền thuê mặt bằng trong thời gian tạm nghỉ làm ảnh hưởng đến doanh thu của siêu thị trong thời gian từ sau tết đến nay. Đơn vị đã mạnh dạn đề xuất tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi với ngành chức năng nhằm tăng cường khả năng trữ kho hàng hóa thiết yếu, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội”.
Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất, tình trạng “bí” đầu ra là khó khăn chung, khi đa số hàng làm ra để xuất khẩu. Theo ông Chu Văn An, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, mặt hàng của công ty xuất khẩu đi khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà một số quốc gia đã tạm dừng nhập hàng, một số lại kéo dài thời gian nhập hàng, hàng hóa đi chậm kéo theo chi phí tồn kho tăng.
Sắp phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự, ông Trần Công Minh Khoa, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Lạc Tỷ II, thông tin: Hiện nay, công ty còn làm các đơn hàng đặt trước cách đây 2-3 tháng nên tình hình sản xuất tạm ổn định cho đến tháng 5. Tuy nhiên, qua tháng 6 sẽ là khó khăn hơn nhiều khi các đơn hàng bắt đầu giảm, công ty sẽ phải gồng mình để vượt qua giai đoạn này.
Tác động của dịch Covid-19 còn làm bản thân mỗi DN nỗ lực chuyển mình, thay đổi chiến lược mới hy vọng phục hồi và tăng trưởng sau dịch. Ông Lê Công Lập, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Phú Thịnh, chia sẻ, theo kế hoạch, trong năm nay công ty sẽ có dự án mới về chế biến rau, củ, quả chiên giòn xuất khẩu với quy mô lớn, định hướng xuất sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xảy ra, các thị trường xuất khẩu đều có sự biến động lớn về nhu cầu, trước mắt công ty phải nghiên cứu chuyển đổi để sản phẩm mới phải vừa phù hợp với thị trường trong nước vừa phù hợp với các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác. Còn Công ty Cổ phần may Nhà Bè ở Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh trong tháng qua đã bắt đầu nhận các đơn hàng may khẩu trang vải kháng khuẩn để duy trì việc làm cho công nhân trước tình trạng nhiều đơn hàng may mặc khác bị hủy.
Duy trì sản xuất và đảm bảo an toàn không để xảy ra dịch
Kiểm soát dịch ngay từ cổng là điều đầu tiên phóng viên nhận thấy được ở Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Những người vào công ty đều được nhân viên trực bảo vệ ở cổng đo thân nhiệt, xịt nước sát khuẩn tay. Theo ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang: “Chúng tôi luôn cố gắng với nhiều cách nhằm kiểm soát tốt không để xảy ra dịch bệnh tại công ty. Tất cả các công nhân được hướng dẫn và yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang. Kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay ngay cổng vào. Tổ chức ăn của công nhân ăn từng nhóm, chia làm nhiều đợt ăn để giãn cách, giảm mật độ công nhân tập trung”. Công ty với trên 5.000 cán bộ, công nhân lao động nên công tác phòng, chống dịch bệnh cần được đặt lên hàng đầu hiện nay.
Cũng tương tự, tại công trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, nơi có gần 2.600 người làm việc, lao động. Các biện pháp phòng dịch đang được triển khai tích cực. Ông Võ Trọng Thiết, Giám đốc Ban quản lý dự án Điện Sông Hậu 1, chia sẻ: “Hàng ngày đều yêu cầu các nhà thầu có sử dụng lao động nước ngoài báo cáo tình hình lao động nước ngoài đang làm việc tại dự án để báo cáo kịp thời. Hạn chế tối đa các cuộc họp, trường hợp phải họp luôn đảm bảo không quá 20 người và bố trí gần 60% cán bộ công nhân viên ban làm việc tại nhà. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn thể người lao động”.
Ông Trần Công Minh Khoa, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Lạc Tỷ II, Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho biết: “Với số lượng công nhân đang làm việc cho nhà máy khoảng 14.000 công nhân, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phải thực hiện quyết liệt từ đầu, nhất là khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 534 của UBND tỉnh ban hành. Công ty đã thực hiện giãn cách tại nhà ăn bằng nhiều cách như công nhân không ngồi đối diện khi ăn như trước và sắp xếp 3 giờ ăn trưa khác nhau để giảm số lượng công nhân tập trung. Tại các tầng của nhà máy, các dây chuyền đều sắp xếp lại để nới rộng khoảng cách. Công ty cũng tăng số lượng xe đưa đón từ 21 lên 47 chuyến/ngày để giảm số lượng công nhân trên xe…”.
Có thể thấy, các giải pháp phòng dịch chưa có tiền lệ và chưa từng được doanh nghiệp áp dụng trước đó. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập luôn cao ở các doanh nghiệp vì có đến hàng ngàn người làm việc thì yêu cầu thực hiện tốt, nghiêm ngặt các giải pháp phòng, chống dịch phải cao hơn nữa.
Lãnh đạo tỉnh cũng đã có nhiều cuộc kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở các doanh nghiệp. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu, đã kiểm tra tại các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh. Tại các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp và động viên doanh nghiệp duy trì hoạt động, sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu, nhấn mạnh: “Doanh nghiệp đã quan tâm công tác phòng, chống dịch rồi nhưng phải nâng một bước cao hơn nữa trước yêu cầu ngày càng cao hơn của công tác chống dịch ở địa phương. Phải xem xét, rà soát đã thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo phòng, chống dịch ở Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 510 và 534 của UBND tỉnh chưa và các văn bản hướng dẫn của sở, ngành hay chưa? Nếu doanh nghiệp không thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch sẽ có thể bị ngưng hoạt động. Trong quá trình hoạt động phải lưu ý tuyên truyền cho từng người ý thức được mình phải tự bảo vệ mình trước và bảo vệ cộng đồng. Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Phải rà soát quản lý được tình hình ăn ở, đi lại của tất cả những người làm việc ở đây. Đảm bảo đúng quy định giãn cách xã hội, giảm 50% người trên xe khi đưa rước công nhân đến nơi làm việc và không được trên 20 người. Mục tiêu cuối cùng hướng đến là vẫn duy trì sản xuất và đảm bảo an toàn không để xảy ra dịch”.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19: Được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất
Theo bà Quách Thị Bích Phượng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 860 của BHXH Việt Nam về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nếu doanh nghiệp đủ một trong hai điều kiện sau thì thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa 12 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật BHXH.
Điều kiện 1, nếu doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
Điều kiện 2, doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất). Bích Châu ghi |
Không có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh phải tạm ngưng hoạt động hay giải thể
Tuy tác động của dịch Covid-19 là không thể tránh khỏi nhưng trong quý I, không có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh phải tạm ngưng hoạt động hay giải thể. Đặc biệt là giai đoạn sau tết, số lượng công nhân trở lại làm việc gần như đầy đủ, doanh nghiệp hoạt động ổn định và các mặt hàng tiêu thụ nội địa có sự tăng trưởng. Trong quý I, giá trị công nghiệp thực tế ghi nhận mức tăng 3,67% so với cùng kỳ. Đây cũng là một điểm sáng trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng và nền kinh tế tỉnh nhà nói chung. Để có kết quả đáng mừng này là sự nỗ lực lơn của doanh nghiệp trên cả hai mặt trận chống dịch và ổn định sản xuất.
|
THIÊN TRANG - HỒNG DIỄM
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hyun Bin: 'Vợ con là ưu tiên số 1 sau khi tôi kết hôn'
- ·Đánh giá sâu hơn việc phân cấp áp dụng biện pháp phòng chống COVID
- ·Triển khai mô hình “Cộng đồng an toàn”
- ·Kiểm tra sức khỏe răng miệng khi mang thai
- ·Cửa hàng kinh doanh không thiết yếu được mở cửa nhưng sẽ theo khung giờ
- ·Phải chi đúng, chi đủ cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- ·WHO duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID
- ·NovaWorld Phan Thiet: Giải “cơn khát” về dịch vụ du lịch tại Bình Thuận
- ·DPM lọt Top 3 doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư ưa thích nhất năm 2019
- ·SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang: Gia tăng lợi nhuận từ đầu tư thông minh trọn đời
- ·Hướng đi mới của các hợp tác xã
- ·Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Chủ đầu tư 8B Lê Trực có nhiều sai phạm ở 4 công trình khác
- ·An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhức nhối
- ·Tiện ích, dịch vụ
- ·Khoảnh khắc hút hồn của nữ sinh Đại học Swinburne Việt Nam
- ·Áp dụng phương pháp thở máy không xâm lấn sớm cho bệnh nhân
- ·Quản lý chặt chẽ an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
- ·Phú Yên sắp có shophouse La Maison Premium hạng A
- ·Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7
- ·Thị trường Quy Nhơn tăng sức nóng với condotel quốc tế 2000 căn