会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu siêu cúp ý】Bộ trưởng Nội vụ: Hàng triệu công viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ!

【lịch thi đấu siêu cúp ý】Bộ trưởng Nội vụ: Hàng triệu công viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ

时间:2025-01-09 07:45:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:374次

Học thật,ộtrưởngNộivụHàngtriệucôngviênchứcsẽgiảmgánhnặngchứngchỉlịch thi đấu siêu cúp ý thi thật

Dư luận, đội ngũ công chức, viên chức (nhất là các thầy cô giáo) rất phấn khởi và đặc biệt ủng hộ đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Lý do nào Bộ lại mạnh dạn đưa ra đề xuất táo bạo như vậy, thưa Bộ trưởng?

Thời gian qua, báo chí phản ánh nhiều “tiếng kêu” của viên chức về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo công lập khi thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần thiết phải đổi mới việc quản lý, sử dụng, đặc biệt là việc đổi mới nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, rà soát toàn bộ quy định về chứng chỉ đối với đội ngũ công chức, viên chức.

{ keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Qua tổng hợp, đánh giá chung của các Bộ, ngành và ý kiến của dư luận xã hội, Bộ Nội vụ nhận thấy có một số hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Về việc này, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên theo hướng giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ và không tạo ra áp lực cho giáo viên.

Việc rà soát, đề xuất giảm các chứng chỉ bồi dưỡng được thực hiện đối với tất cả các chuyên ngành. Đối với khối viên chức được đề xuất giảm nhiều hơn vì yêu cầu tính chất hoạt động nghề nghiệp giữa các hạng chức danh nghề nghiệp trong cùng chuyên ngành là tương đồng.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Khi Bộ báo cáo các đề xuất này lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ nhận được sự phản hồi như thế nào từ người đứng đầu Chính phủ cũng như ý kiến của các thành viên Chính phủ?

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ trong giáo dục, đào tạo là phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”; cán bộ, công chức phải làm việc thực chất, chống bệnh hình thức, tránh phô trương, không chủ quan, thỏa mãn. Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ rất quan tâm đến nội dung này và yêu cầu Bộ rà soát, mạnh dạn đưa ra đề xuất.

Tuy nhiên, việc tổng hợp, rà soát tất cả các loại chứng chỉ đối với đội ngũ công chức, viên chức trong toàn hệ thống là khối lượng công việc lớn, đòi hỏi cẩn trọng và khách quan trong việc phân tích, đánh giá, nhận định để đưa ra đề xuất.

Thực tế vừa qua, một số bộ, ngành cũng đã tiến hành rà soát, đề xuất giảm các chứng chỉ chuyên ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 18/2020, trong đó không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.  Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang lấy ý kiến sửa đổi quy định về nội dung, hình thức thi và xét thăng hạng đối với đội ngũ biên tập viên, phóng viên...
 
Bộ Nội vụ chúng tôi cũng đang xây dựng Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Lưu trữ cũng theo hướng cắt giảm nhiều chứng chỉ.

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo thực sự sâu sát và quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ vì mục tiêu chung là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và các đề xuất của Bộ Nội vụ đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn thì các Bộ, ngành sẽ tích cực ủng hộ.

Người này, người kia tâm tư là chuyện khó tránh khỏi

Nói đến loại bỏ, cắt giảm chứng chỉ là một câu chuyện dài động chạm đến lợi ích của nhiều phía. Vậy trong quá trình rà soát để đưa ra đề xuất này, bộ có gặp khó khăn, rào cản nào không, thưa Bộ trưởng? 

Bộ Nội vụ không gặp khó khăn và rào cản nào khi đưa ra các đề xuất, thậm chí còn nhận được sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ.

Còn về lợi ích, thẳng thắn mà nói là có ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp các loại văn bằng, chứng chỉ. Vì vậy, việc có người này, người kia tâm tư là chuyện khó tránh khỏi.

Nhưng đây là vấn đề tác động trực tiếp đến hàng triệu người và liên quan đến phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm cắt giảm những chứng chỉ không phù hợp, để một mặt vừa giảm “gánh nặng” đối với công chức, viên chức; một mặt đổi mới phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức đi vào thực chất, khoa học hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng không quá phải lo lắng nếu các đơn vị này tự thay đổi, chuyển mình, hướng tới chất lượng, nhu cầu của người được đào tạo, bồi dưỡng.

{ keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (giữa) trao đổi với Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng tại phiên họp Chính phủ sáng nay. Ảnh: VGP

Hay nói cách khác sẽ không có chuyện người học bắt buộc phải học các loại chứng chỉ mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải tự tìm hiểu xem các cơ quan, tổ chức đang cần những cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu như thế nào; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang cần kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Theo tôi, các cơ sở đào tạo phải có hình thức cung cấp các dịch vụ, xây dựng chương trình bồi dưỡng thích hợp. Phải để việc học và cấp các chứng chỉ là nhu cầu tự thân của mỗi viên chức để đáp ứng các yêu cầu trong công việc của họ. Như vậy mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quy luật cung – cầu.

Cũng chính vì đây là một vấn đề động chạm nên nhiều ý kiến cho rằng nếu loại bỏ, cắt giảm được các chứng chỉ như Bộ Nội vụ đề xuất thì đây không chỉ là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính mà còn là sự thay đổi quan trọng trong phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Bộ trưởng suy nghĩ sao về nhận định này?

Từ khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, tôi luôn ý thức kế thừa và phát huy những thành quả của các thế hệ tiền nhiệm. Những gì các đời Bộ trưởng khác đã làm tốt thì tiếp tục gìn giữ và phát huy, những gì đang làm dang dở thì tiếp tục thực hiện, những công việc mới phát sinh thì nỗ lực hoàn thành.

Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục về văn bằng, chứng chỉ là nhiệm vụ chung của các Bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, với trách nhiệm là cơ quan thường trực của Chính phủ về cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp đột phá về cơ chế, phương thức quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Những việc này nhằm một mục đích chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phải khẳng định là việc cắt giảm một số loại chứng chỉ không đồng nghĩa với việc giảm yêu cầu về nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ mà đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức phải thực chất hơn, phục vụ trực tiếp công việc, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Việc này cũng không có nghĩa là không thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức nữa.

Vì vậy, vấn đề ở đây là các đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các Bộ, ngành cần kịp thời đổi mới về phương thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Xem toàn văn đề xuất của Bộ Nội vụ về cắt giảm hàng trăm chứng chỉ với công chức, viên chức: TẠI ĐÂY

Thu Hằng(thực hiện)

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Trong đó, đáng chú ý có chương trình bồi dưỡng cho giáo viên.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
  • Cần “cởi trói” cho thanh toán dịch vụ công trực tuyến
  • TP. Hà Nội đang nỗ lực trồng cây xanh nhằm cải thiện môi trường
  • Mở cửa du lịch tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác
  • Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
  • PVcomBank cho vay online qua ứng dụng PV
  • Đề nghị làm rõ tình trạng bán thuốc điều trị Covid
  • Thêm 3 công ty chứng khoán giao dịch phái sinh trên HNX
推荐内容
  • Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
  • Cả nước đã có 5 tỉnh thuộc vùng cam
  • Hà Nội ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ mới hạn chế gây ô nhiễm môi trường
  • Diễn viên Quốc Tuấn nghỉ hưu
  • Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
  • Điều chỉnh vốn một số dự án