【ty le bong da duc】Ông Khên tuyên truyền, vận động khéo
“Muốn người dân tin,ềnvậnđộty le bong da duc làm theo thì mình phải gương mẫu và thường xuyên quan tâm giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn”, đó là chia sẻ của ông Thạch Khên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.
Ông Khên (bìa phải) tuyên truyền người dân thực hiện quy định của pháp luật.
Từ ý nghĩ và việc làm đó, nhiều năm qua, người dân tin tưởng làm theo các phong trào ở địa phương mỗi khi được ông Khên tuyên truyền, vận động.
Nỗ lực vượt khó
Năm nay, ông Thạch Khên 65 tuổi nhưng ông vẫn tự tay chăm sóc hơn 15 công đất (14 công ruộng và hơn 1 công vườn) của gia đình. “Không phải mình ham công tiếc việc mà thấy sức khỏe còn cho phép thì làm. Thực sự quen rồi, nghỉ vài ngày là nhớ đất, nhớ ruộng lắm”, ông Khên bộc bạch.
Xuất thân từ nhà nông, sau khi ra riêng, vợ chồng ông được cha mẹ cho vài công ruộng. Lúc ấy, kênh, mương nơi đây chưa được khai phóng thông thoáng nên ruộng chưa được tháo chua, rửa phèn, phù sa bồi đắp, dẫn đến năng suất không cao. Những năm sau đó, 3 đứa con của ông lần lượt ra đời, rồi ăn học, trong khi kinh tế của gia đình chỉ trông chờ vài công ruộng, rồi túng thiếu triền miên.
Quyết không chịu nghèo, ngoài vài công ruộng, ông mạnh dạn thuê đất của một số người xung quanh để làm, cộng với giăng lưới, cắm câu, làm thuê và chi tiêu hợp lý nên dần dần có dư. Sau đó, ông mua thêm đất, đến nay được hơn 15 công.
Ngoài đồng hành với địa phương trong nạo vét kênh, mương để khơi thông dòng chảy, tháo chua, rửa phèn, ông còn chủ động đăng ký tham gia nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lúa cũng như mạnh dạn mua máy xới để cải tạo ruộng đất nên năng suất lúa của gia đình những năm gần đây luôn đạt cao. Từ đó, cuộc sống ngày càng khấm khá, giúp ông xây cất nhà mới khang trang. Hàng năm, ông là một trong những người tiêu biểu trong sản xuất của xã, được nhiều người học hỏi.
Bên cạnh 14 công ruộng, ông Khên tận dụng hơn 1 công đất xung quanh nhà để trồng bưởi, hiện đang phát triển tốt, hứa hẹn cho năng suất cao. Ông Khên bày tỏ: “Hiện cuộc sống gia đình tôi đã thoải mái, nhưng không vì thế mà mãn nguyện, nên còn sức, còn làm. Tôi nghĩ, nghèo hay giàu là do nỗ lực vươn lên và chịu khó học hỏi làm ăn của mỗi người”.
Hết lòng vì cộng đồng
Không chỉ gương mẫu trong sản xuất, ông cũng là người tích cực tham gia thực hiện các thiết chế văn hóa, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật... Nhờ am hiểu, thông thạo 2 tiếng Kinh và Khmer nên ông thật sự là cầu nối giữa chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc Khmer thông qua việc tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, uy tín của ông trong đồng bào dân tộc Khmer ngày càng tăng.
Một ngày trong tháng 2 vừa rồi, ông Danh Đà Ra hát karaoke quá giờ quy định (hơn 22 giờ), gây ảnh hưởng thời gian nghỉ ngơi của một số người xung quanh, nhất là người lớn tuổi. Vì vậy, vài ngày sau đó, trong một lần đi thăm ruộng, ông Khên gặp ông Đà Ra rồi khuyên giải việc hát karaoke như thế là không phù hợp. Nghe ông Khên nói có lý, có tình nên ông Đà Ra không còn hát karaoke quá giờ cho phép nữa.
Hay mới đây, ông Khên cùng chính quyền địa phương lấy ý kiến Nhân dân về việc nạo vét Kênh 59 nhằm khai thông dòng chảy, thuận lợi trong giao thương. Tại buổi lấy ý kiến, nhiều người dân không am hiểu tiếng Việt đã được ông phiên dịch sang tiếng Khmer; đồng thời, nêu rõ lợi ích của nạo vét kênh đối với sự phát triển kinh tế, cụ thể là trong sản xuất nông nghiệp nên bà con đều đồng tình ủng hộ.
Bà Thị Thương chia sẻ: “Người nào thì tôi không biết, chứ khi chú Khên đứng ra tuyên truyền, vận động bất cứ vấn đề gì, không chỉ tôi mà hầu hết người dân ở đây đều chấp hành làm theo. Bởi những gì chú Khên nói đều có lý, có tình và hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân chúng tôi”.
Chưa kể, ông Khên cũng được biết đến là người “mát tay” trong hòa giải các mâu thuẫn gia đình, hàng xóm. Mỗi cuộc hòa giải, trước tiên ông lấy tình làng nghĩa xóm, máu mủ... để tuyên truyền, vận động; không gì mâu thuẫn nhỏ, lợi ích trước mắt mà đánh mất tình cảm anh em, láng giềng. Từ đó, mỗi năm ông hòa giải thành trên 80% số vụ mâu thuẫn ở địa phương.
Ông Ngụy Thành Lộc, Bí thư Chi bộ ấp 7, xã Vị Tân, cho biết: “Dù ở vị trí nào, ông Khên cũng là một tấm gương sáng để người dân trong ấp noi theo, học tập. Nhờ có ông Khên mà cách nghĩ, cách làm trong sản xuất của nhiều bà con nơi đây đã thay đổi, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quốc hội cho ý kiến 4 dự luật, nghị quyết trong ngày làm việc đầu tuần
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Singapore Halimah Yacob
- ·Nghiên cứu Đại sứ quán ảo trên nền ngoại giao số trực tuyến
- ·Hợp tác kinh tế Việt Nam
- ·Tạo sức đề kháng để không mắc căn bệnh nguy hiểm
- ·Thủ tướng yêu cầu đảm bảo oxy điều trị Covid
- ·Nỗ lực bảo tồn nghệ thuật truyền thống
- ·Rộn ràng khai hội Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà
- ·Doanh nghiệp Trung Quốc đến Đồng bằng sông Cửu Long tìm cơ hội hợp tác, đầu tư
- ·Triển lãm chuyên đề “77 năm
- ·Giá vàng trong nước tăng, ngược chiều với giá vàng thế giới
- ·Chấn chỉnh hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương
- ·Bài 3: Đầu tư lớn cho tương lai
- ·Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong năm 2024
- ·Xây dựng lực lượng công an có bản lĩnh và tuyệt đối trung thành
- ·Đại tướng Tô Lâm: 'Tuyệt đối không được có tâm lý coi như hết dịch'
- ·“Kim chỉ nam” để văn hóa, con người Thanh Hoá phát triển toàn diện
- ·Người làm rạng danh dân tộc Việt Nam
- ·Lính đảo về thăm quê
- ·Hà Nội tổng kiểm tra về phòng chống Covid