【chơi tài xỉu luôn thắng】Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút container vào cảng
Việc thu hút container vào cảng trên địa bàn tỉnh sẽ tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển ngành dịch vụ logistics
Thu hút container vào cảng - bài học từ nhiều địa phương
Trong những năm qua, Long An có bước phát triển vượt bậc về KT-XH với tốc độ tăng trưởng khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với phát triển công nghiệp, tỉnh cũng định hướng phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng, trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa với trọng tâm tại Cảng Quốc tế Long An.
Thực tế cho thấy, mặc dù tỉnh có hệ thống cảng vận tải khá đa dạng, một số doanh nghiệp đã đầu tư cảng, kho bãi hiện đại nhưng việc thu hút các hãng tàu vận tải lớn cập cảng bốc xếp hàng hóa xuất, nhập khẩu còn gặp khó khăn do chưa có cơ chế thu hút.
Theo Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình - Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, hiện nay, một số địa phương khác có cảng tương tự Long An đã ban hành và vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ. Đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa, năm 2019, đã có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng/chuyến tàu cập Cảng Nghi Sơn với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng.
Trong giai đoạn 2019-2023, tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 17,8 tỉ đồng cho 89/91 chuyến tàu và mang lại cho ngân sách 1.180 tỉ đồng. Năm 2021, tỉnh Hà Tĩnh cũng có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng/chuyến tàu cập Cảng Vũng Áng với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng.
Năm 2022, do khó khăn trong thu hút nên tỉnh Hà Tĩnh tăng lên 500 triệu đồng/chuyến quốc tế và 300 triệu đồng/chuyến nội địa và từ 1-2 triệu đồng/container cho doanh nghiệp có hàng hóa qua cảng.
Năm 2022, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng có chính sách thí điểm hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến tàu với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng qua Cảng Chân Mây và 800.000-1,1 triệu đồng/container cho các doanh nghiệp có hàng hóa qua cảng bằng container, trừ hàng tạm nhập tái xuất và quá cảnh. “Có thể thấy, tại Việt Nam, trong khi các cảng biển lớn mặc dù tăng phí nhưng vẫn không ảnh hưởng đến lượng hàng container và tần suất tàu ra vào cảng thì một số địa phương có cảng biển khác lại đang cố gắng thu hút luồng hàng và line tàu đến cảng nhằm tăng tính hấp dẫn của dịch vụ tàu biển và tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng thêm thị phần từ "miếng bánh" dịch vụ cảng biển.
Rõ ràng, tỉnh Long An có thể tham khảo bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng chính sách thu hút chủ hàng và hàng tàu đến cảng biển địa phương của 3 tỉnh miền Trung.
Nếu thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An thì hiệu quả đạt được sẽ rất lớn, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển được ngành logistics của tỉnh, tăng thu ngân sách từ hoạt động logistics trên địa bàn.
Và đặc biệt, hiệu quả to lớn là giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhờ vào việc rút ngắn khoảng cách vận tải đường bộ cả về chiều có hàng và lấy vỏ container rỗng, giảm chi phí tàu ra vào cảng nhờ vị trí gần luồng hàng hải của cảng, từ đó, giảm được chi phí vận tải biển, tiết kiệm thời gian giao nhận, tăng hiệu quả quay vòng vốn của doanh nghiệp, khu vực lân cận” - Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình khẳng định.
Xem xét ban hành chính sách đặc thù vào cuối năm 2024
Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều, trong phát triển KT-XH, quan điểm quy hoạch của tỉnh là phát huy tối đa các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế địa kinh tế để tạo đột phá, phát triển nhanh, bền vững. Do đó, tỉnh chú trọng xác định và khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh sẵn có trên nhiều lĩnh vực để tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Trong đó, Cảng Quốc tế Long An là điểm nhấn quan trọng của tỉnh trong phát triển ngành dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu, hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn do thiếu các nguồn hàng container đi và về nên hầu như không có tàu vào cảng, chi phí tàu vào cảng cao nên khó hấp dẫn các hàng tàu lựa chọn các cảng trên địa bàn tỉnh làm điểm đến.
“Sự hỗ trợ ban đầu từ chính quyền bằng cơ chế, chính sách để khuyến khích vận chuyển container qua cảng là rất cần thiết, đúng với tinh thần chính quyền luôn đồng hành cùng nhà đầu tư vì sự phát triển chung của tỉnh” - ông Mai Văn Nhiều khẳng định. Việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đang được HĐND tỉnh tích cực triển khai, thực hiện.
Để xây dựng thành công chính sách, nhìn từ góc độ chuyên gia, Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình cho rằng, vận dụng bài học của 3 tỉnh miền Trung đã làm là rất cần thiết, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn địa phương, Long An không nên rập khuôn mà cần phân tích các đặc điểm địa phương để đưa ra một chính sách thu hút hàng container mang tính đặc thù của tỉnh. “Trong đó, cần phân tích đặc điểm luồng hàng, đánh giá năng lực cạnh tranh của Cảng Quốc tế Long An so với các cảng lân cận về thế mạnh vị trí cảng, kết nối giao thông, năng lực hạ tầng và trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và chi phí dịch vụ trọn gói của chủ hàng nội địa và hàng xuất, nhập khẩu quốc tế qua cảng.
Đặc biệt, cần làm rõ các chi phí về tiền, tổn thất thời gian của chủ hàng và hãng tàu khi có hàng, có tàu đến cảng Long An so với các cảng lân cận. Từ đó mới định vị được nhóm giải pháp chủ lực thu hút luồng hàng container là gì; đồng thời, xác định được đối tượng trực tiếp và gián tiếp của chính sách, trả lời được câu hỏi ai là đối tượng của chính sách mới thu hút được tàu vào cảng.
Việc hỗ trợ ai, hỗ trợ bao nhiêu, hỗ trợ như thế nào và hỗ trợ trong thời gian bao lâu cũng như dự báo hiệu quả của chính sách phải chủ động làm ngay trước khi triển khai chính sách” - Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình cho biết.
Thông tin từ HĐND tỉnh, từ tham vấn các ý kiến chuyên gia về chính sách thu hút container vào cảng trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn tại địa phương để xem xét ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế đặc thù thu hút container vào cảng trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2024.
Trong đó, mục tiêu của Nghị quyết sẽ hướng đến tập trung giải pháp mang tính chính sách để giảm chi phí cước dịch vụ cảng theo quy định; khuyến khích các chủ hàng, chủ doanh nghiệp vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa bằng container, chủ tàu vào cảng bằng cách bù đắp phần chi phí tăng thêm, thúc đẩy phát triển logistics, hình thành chuỗi liên kết giữa cung ứng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ hàng hóa ổn định và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Qua chính sách được ban hành sẽ trực tiếp góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh từ nguồn thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tác động gián tiếp từ việc hình thành các tuyến vận tải biển hàng hóa bằng container và tạo ra các khoản thu từ doanh nghiệp dịch vụ tại cảng và các đơn vị vận tải nội địa, logistics.
Đồng thời, khi chính sách được ban hành còn phát huy hiệu quả gián tiếp, có ý nghĩa quan trọng mang tính chiến lược về việc nâng cao tính sẵn sàng, chất lượng phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, tăng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư. Điều này cũng thể hiện tính năng động, vai trò hỗ trợ của chính quyền đối với các doanh nghiệp một cách sinh động, hiệu quả./.
Tập trung thực hiện các bước xây dựng chính sách Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải - Đặng Hoàng Tuấn, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, ngành Giao thông Vận tải tích cực nghiên cứu, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị các bước xây dựng chính sách. Đến nay, ngành Giao thông Vận tải đã dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học đối với việc ban hành cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng và đang lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành liên quan. Đồng thời, Sở tiếp tục tham mưu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ tốt việc vận chuyển hàng hóa. Trong đó, Sở tập trung chỉ đạo các đơn vị, nhà thầu khẩn trương hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm, các công trình mang tính chất đột phá và bảo trì đường bộ, đường thủy để xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, có tính kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp đến các cảng trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy đến các cảng, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp. |
HĐND tỉnh xem xét ban hành cơ chế đặc thù về thu hút container vào cuối năm 2024 HĐND tỉnh sẽ xem xét để ban hành cơ chế đặc thù về thu hút container vào hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2024. |
Nhật Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đoàn công tác của tỉnh Long An thăm và làm việc tại Nhật Bản
- ·Sắp có công cụ AI kiểm soát doanh thu trên sàn thương mại điện tử
- ·T&T Group và JTA hợp tác phát triển Tổ hợp Disneyland tại Hà Nội
- ·Chồng cầm CCCD của vợ đi mở tài khoản ngân hàng có được không?
- ·Đoàn đại biểu Campuchia thăm, chúc tết tại Long An
- ·Giá vàng hôm nay 4/11: USD mạnh lên, vàng tiếp đà đi xuống
- ·Giá cà phê hôm nay 5/11: Thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Hợp nhất hai Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
- ·Tết này chọn mua, treo lịch gì?
- ·Hà Nội: Huyện Hoài Đức đấu giá 20 lô đất, giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2
- ·Phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước
- ·Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
- ·Vì sao doanh nghiệp thiếu vốn nhưng ngại vay ngân hàng?
- ·Agribank Chi nhánh tỉnh Long An triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
- ·Giá vàng hôm nay 6/11: Tăng trở lại, dự đoán có thể đạt 2.800 USD/oucne
- ·Giá cà phê hôm nay 1/11: Trong nước tăng trở lại, thế giới tiếp đà giảm
- ·Chấp nhận mua chung cư ngoại ô, người nghèo vẫn không 'gồng' nổi giá
- ·Giá vàng hôm nay 17/11: Vàng nhẫn được mua cao hơn vàng miếng
- ·Giới trẻ đua nhau 'đốt' tiền mua đồ chơi đắt đỏ về chỉ để ngắm