会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua leeds】Dự báo thế giới năm 2019: Những nguy cơ an ninh tiềm tàng!

【ket qua leeds】Dự báo thế giới năm 2019: Những nguy cơ an ninh tiềm tàng

时间:2025-01-09 08:01:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:186次

du bao the gioi nam 2019 nhung nguy co an ninh tiem tang

Các lực lượng Mỹ di chuyển tới gần làng Darbasiyah,ựbáothếgiớinămNhữngnguycơanninhtiềmtàket qua leeds miền Bắc Syria, giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/4/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo hãng tin Anh Reuters, cuối tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ trên tài khoản Twitter của mình chủ trương tổ chức cuộc hội đàm ba bên với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo ông, cuộc gặp này nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu.

Dấu hiệu đầu tiên chứng minh cho thông tin này là thời điểm diễn ra cuộc gặp trên có thể vào tháng Một này trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm giải tỏa những tranh cãi leo thang liên quan đến thuế quan.

Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ và cộng đồng quốc tế lo ngại rằng đây có thể sẽ là "cuộc mặc cả lớn," trong đó Tổng thống Trump sẽ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập của mình.

Các nước châu Âu đã trải qua một năm 2018 nhiều biến động và điều này được dự báo tiếp diễn trong năm 2019 khi nhiều sự kiện tác động đến tình hình chính trị "Lục địa Già."

Theo giới chuyên gia, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, người vốn bất đồng với Tổng thống Trump trong nhiều chính sách và chủ trương bảo vệ mối quan hệ với các quốc gia đồng minh mạnh mẽ xuyên Đại Tây Dương, từ chức đã tác động không nhỏ tới tâm lý của các nước châu Âu, đặc biệt sau những chỉ trích của Tổng thống Trump rằng châu Âu đóng góp quá ít vào ngân sách quốc phòng.

Bên cạnh đó, năm 2019 cũng đánh dấu việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit - vào ngày 29/3 tới. Nếu tránh được kịch bản "cứng" - không thỏa thuận - với EU, London sẽ bước vào giai đoạn chuyển tiếp trong tiến trình này.

Nước Pháp cũng là một trong những thách thức an ninh trên bản đồ châu Âu khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối mặt với sức ép gia tăng từ làn sóng biểu tình "Áo vàng," vốn kéo dài nhiều tuần qua tại nước này.

Ngoài ra, một số sự kiện khác cũng gây chú ý như cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng Năm tới, vốn được xem là sẽ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của các đảng cánh hữu; sự bất ổn của chính trường Đức trước thời điểm Thủ tướng Angela Merkel mãn nhiệm; hay Italy hiện bị coi là quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurzone).

Nơi có nguy cơ cung đột leo thang hơn cả là Ukraine sau khi Nga bắt giữ 3 tàu hải quân cùng thủy thủ Ukraine ở Biển Đen hồi tháng 11/2018, cáo buộc Kiev xâm nhập trái phép lãnh hải của Nga, điều mà Ukraine bác bỏ.

Dù thế nào, sự tăng cường hiện diện quân sự của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và lực lượng Nga tại khu vực là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trước thềm bầu cử Tổng thống Ukraine vào ngày 31/3 tới.

Tình hình Biển Đông trong năm 2019 được dự báo vẫn phức tạp khi Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục có các động thái làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mặt khác, Mỹ và nhiều nước kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng tự do hàng hải tại đây.

Đối với Trung Đông, giới phân tích nhận định năm 2019 sẽ là năm then chốt đối với cuộc xung đột tại Yemen và Syria, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump quyết định rút toàn bộ quân (khoảng 2.000 binh lính) khỏi Syria và ngừng hỗ trợ Saudi Arabia trong cuộc chiến tại Yemen.

Ở Syria, việc Mỹ rút quân có thể kéo theo việc gia tăng hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như của quân đội chính phủ, đồng thời dẫn tới một cuộc tranh chấp ở khu vực của người Kurd, cựu đồng minh của Mỹ.

Tại Yemen, Saudi Arabia phải lựa chọn giữa việc tuân thủ một tiến trình hòa bình do phương Tây hậu thuẫn nhằm chấm dứt một cuộc chiến tranh đang đe dọa đẩy hàng triệu người vào tình trạng đói nghèo cùng cực, hay tiếp tục chiến dịch quân sự bất chấp chỉ trích của quốc tế.

Hồi kết của hai cuộc xung đột này sẽ định hình cơ bản bức tranh khu vực Trung Đông, vốn bị cuốn vào sự tranh giành ảnh hưởng của một số quốc gia; trong đó có Iran, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau những đột phá ngoại giao chưa từng thấy trong năm 2018 với các cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Triều Tiên-Hàn Quốc và Triều Tiên-Mỹ , năm 2019 được đánh giá là năm thách thức trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Cho tới nay, cả Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa thống nhất thời điểm cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong khi quốc gia Đông Bắc Á này dường như không bằng lòng với yêu cầu giải trừ hạt nhân hoàn toàn của Mỹ.

Hồ sơ hạt nhân Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giảm leo thang căng thẳng thương mại, Trung Quốc có thể duy trì sức ép để đảm bảo sự bình yên cho bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, nếu ngược lại, việc Triều Tiên quay trở lại thử nghiệm vũ khí hạt nhân khó có thể tránh khỏi và có thể dẫn tới hành động quân sự của Mỹ và gây ra cuộc chiến tranh trên diện rộng hơn tại khu vực này./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
  • Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam 2024
  • Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ thiệt hại do bão số 3
  • Meey Group vinh dự nhận 'cú đúp' giải thưởng tại I4.0 Awards
  • Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
  • Truyền thông thang máy KTS: Nền tảng quan trọng cho tương lai quảng cáo Việt Nam
  • TikTok và 2 giờ vật vã chống lại lệnh cấm tại tòa án
  • Cách bật tính năng comment ẩn danh trên Facebook
推荐内容
  • Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
  • Trung tâm dữ liệu AI khiến tiền điện, nước trong khu vực tăng vọt
  • Quốc gia châu Á được TSMC và Samsung chọn mặt gửi dự án chip hơn 100 tỷ USD
  • Brazil thông báo dừng phong tỏa tài khoản của mạng xã hội X và Starlink
  • Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
  • Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ thiệt hại do bão số 3