【keo c1 hom nay】Hạnh phúc khi ta bên nhau
“Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.
Em yêu anh từ khi nào?keo c1 hom nay Không biết nữa. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng nói rồi: “Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau”… Nhưng em lại nhớ rất rõ ngày em chính thức về làm dâu nhà anh. Em nhớ như in mọi hoạt động, hình ảnh ngày em lên xe hoa. Mọi thứ như thước phim sinh động đang diễn ra trước mắt, dù đã mười lăm năm trôi qua. Từ cổng hoa nhà em thế nào, cổng hoa nhà anh ra sao; từ phông bạt nhà em màu xanh đến phông bạt nhà anh màu đỏ; từ bàn ghế hai nhà xếp thế nào, khăn trải bàn ra sao đến việc về nhà anh, em cùng anh đi rót nước mời ai đầu tiên... Ngay cả khi khách ra về, em và anh, đứa bưng đĩa cau trầu, đứa bưng đĩa thuốc lá mời khách, ai lấy thuốc, ai cầm trầu, em vẫn nhớ. Em nhớ cả lời chúc của mọi người, cả nụ cười sung sướng của anh khi đó.
Em nhớ, ngày anh ngỏ lời yêu em vào một đêm trăng tháng Tám và chúng ta chính thức thuộc về nhau sau khi ra trường một năm. Nhưng chúng ta chưa bao giờ có những bữa tiệc kỷ niệm “như người ta”. Không có ngày kỷ niệm yêu nhau, hay kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 15 năm ngày cưới. Cũng chẳng hề gì phải không anh? Đối với em và có lẽ với cả anh, các mốc thời gian không quan trọng. Quan trọng là chúng ta luôn bên nhau, luôn nắm chặt tay nhau đi đến hết cuộc đời, dù cho có muôn vàn sóng gió.
Vậy là mười lăm năm rồi, hai đứa mình đã cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Anh còn nhớ không? Khi yêu em, anh nói: Anh yêu em chỉ với trái tim chân thành, nhà anh chỉ có hai mẹ con, “nghèo rớt mồng tơi”. Em không nói gì, chỉ nắm tay anh thật chặt. Ngày ấy, em chưa một lần về nhà anh, qua những lời anh kể, em tự vẽ lên trong trí tưởng tượng của mình một mái nhà tranh nghèo với hình bóng mẹ già ngoài bảy mươi tuổi tháng ngày chờ mong con đi học xa trở về.
Chúng ta cưới nhau, hai vợ chồng lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng.
Mười lăm năm, quãng thời gian không phải là dài so với một đời người nhưng cũng đủ để em thấy được mình thật hạnh phúc khi có anh bên cạnh. Có lúc anh cứ tự trách mình chưa lo được cho mẹ con em cuộc sống không phải lo toan cơm áo gạo tiền, chưa có được mái nhà riêng nơi hai vợ chồng lập nghiệp. Em lại thì thầm trêu anh: “Mình nghèo mà biết mến thương nhau, còn hơn giàu có đổi thay mau. Thôi anh đừng buồn nghe anh…”. Rồi anh ôm em thật chặt vào lòng. Với em, hạnh phúc chỉ cần có vậy.
Hạnh phúc luôn ở quanh ta, quan trọng là chúng ta đón nhận nó không. Hạnh phúc không ở giá trị của bạc vàng và sự giàu sang. Hạnh phúc với em là sự đồng thuận, đồng lòng của vợ chồng, là mỗi ngày em vẫn thấy các thành viên trong gia đình của chúng ta mạnh khỏe. Hạnh phúc là cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung lưng đấu cật, tay trong tay trải qua những tháng ngày gian khó.
Anh à! Có những lúc anh than thở: Nếu trước kia mình học kinh tế hoặc một ngành nào đó mà không phải là văn thì bây giờ cuộc sống đã khá hơn. Rằng chỉ cần nhập học chậm một ngày thôi là anh đã học luật, hay biên phòng rồi. Nhưng anh biết không?, có lẽ đó là duyên phận. Duyên phận của hai đứa mình đã được định sẵn. Vậy nên anh và em mới gặp nhau, mới nên duyên chồng vợ. Em biết, nếu cho ngược thời gian để được chọn lại, anh vẫn sẽ chọn học lớp văn ngày ấy. Em cũng vậy, bởi nơi đó có em và anh. Phải không anh?
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nghị định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
- ·Thế giới vinh danh đại thi hào Nguyễn Du
- ·Cần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS
- ·Tinh hoa văn hóa Việt tỏa sáng tại lễ hội ở Scotland
- ·Nội thất Tứ Gia
- ·Nông dân chủ động vụ hè thu
- ·Ấn tượng múa rối nước Việt Nam ở quốc đảo Cuba
- ·Rộn ràng múa lân
- ·Kiến nghị xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice
- ·Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
- ·PV GAS tiếp tục chương trình xây dựng trường học tại tỉnh Hậu Giang
- ·Sớm phát triển thị trường tín chỉ carbon
- ·Tìm thấy hộp vàng cực hiếm ở Đông Triều
- ·Nghị lực phi thường của người thương binh
- ·Quỹ VinFuture chính thức khởi động mùa giải 2024
- ·Tu bổ, tôn tạo di tích thời nhà Trần tại Nam Định
- ·Cựu chiến binh Phan Thanh Sử giỏi làm kinh tế
- ·Sức sống đờn ca tài tử
- ·Lễ kỷ niệm 25 năm một chặng đường của Tạp chí Tiếp thị & Gia đình
- ·Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng