会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp.hạng ý】“Thời chiến” cần dưỡng dân!

【bảng xếp.hạng ý】“Thời chiến” cần dưỡng dân

时间:2025-01-11 10:22:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:147次
Để khống chế dịch bệnh,ờichiếncầndưỡngdâbảng xếp.hạng ý nhiều ngành kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí đã phải tạm dừng hoạt động.

Thông điệp ba chữ “an” thời chiến

An toàn tính mạng, an sinh xã hội và an tâm chắc chắn đại dịch sẽ đi qua. Thông điệp ba chữ “an” này là điều tôi chú ý nhất trong thông điệp “thời chiến” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đã bước đầu cho thấy thành công nổi trội trong chiến dịch chống dịch Covid-19.

Ở châu Âu, nơi được xem là đỉnh cao của thế giới về y học và an sinh xã hội, Italy đang oằn mình với hơn 80.000 ca nhiễm và hơn 8.000 người chết. Các nước láng giềng Tây Ban Nha, Đức và Pháp cũng có hàng chục ngàn ca nhiễm. Các bác sĩ của Tây Ban Nha đang đối mặt lựa chọn cần cứu ai, không cứu ai như đồng nghiệp người Italy mấy hôm trước. Bệnh viện kêu cứu và bệnh nhân nằm dọc bệnh viện gợi nhớ hình ảnh của Italy hơn 2 tuần trước.

Nước Mỹ, cường quốc số một thế giới, cũng đang đối mặt với sự thiếu thốn thiết bị y tế và tình trạng quá tải, khi số ca nhiễm đã lên hơn 83.000 ca vào sáng 27/3/2020, vượt qua cả Trung Quốc và có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

Vậy Việt Nam “ngon” hơn nước ngoài? Không hoàn toàn. Cuối tháng 2/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, nếu có trên 1.000 người nhiễm bệnh, thì không thể tìm đủ y bác sĩ và TP.HCM sẽ “vỡ trận”.

Từ đó đến nay, với nguồn lực huy động thêm, chắc chắn, khả năng chống chịu của Việt Nam đã cao hơn. Nhưng chúng ta vẫn sẽ gặp rắc rối, nếu cần điều trị hàng ngàn bệnh nhân, thậm chí hàng chục ngàn như ở các nước kể trên. Chúng ta chắc chắn không muốn đặt cược vào canh bạc là tỷ lệ số người chết/số người nhiễm của Việt Nam sẽ thấp như Đức, chứ không phải cao quá sức chịu đựng như ở Italy. Không thể đem mạng người ra đặt cược.

Vì vậy, quan điểm “chống dịch như chống giặc”, coi chống Covid-19 là một cuộc chiến là quan điểm hết sức đúng đắn. Điều này đã góp phần giảm số ca bệnh xuống mức thấp nhất có thể ở Việt Nam trong thời gian qua. Chiến lược này có thể được xếp vào chiến lược “trấn áp” (suppression), với mục tiêu giữ số ca mắc bệnh ở đỉnh dịch xuống mức thấp nhất có thể. Điều này đặc biệt quan trọng khi số ca bệnh đang tăng nhanh ở các nước ASEAN, như Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan và Phillippines.

Với quan điểm và chiến lược như vậy, an toàn tính mạng và an tâm, thì tôi tin, chúng ta đã làm rất tốt. Nhưng còn nền kinh tếvà chữ “an” còn lại - an sinh xã hội - thì sao?

Cần dưỡng sức cho cả doanh nghiệpvà người dân

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân công bố một khảo sát cho thấy, trong 1.200 doanh nghiệp được khảo sát, có đến 720 doanh nghiệp (chiếm 60%) cho biết sẽ giảm doanh số 50%. Nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng, thì gần 74% số doanh nghiệp trả lời có nguy cơ phá sản, do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động và tiền lãi vay.

Để khống chế dịch bệnh, nhiều ngành kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí đã phải tạm dừng hoạt động. Đó là chưa nói tới những ngành bị ảnh hưởng nặng nề như du lịch, hàng không. Doanh nghiệp không thể kinh doanh, có nguy cơ phá sản không chỉ là tổn thất về kinh tế, mà còn khiến bao nhiêu phận người sẽ bị thất nghiệp và bỏ quên. Trong cuộc chiến này, những phận người yếu thế dễ bị tổn thương đang bị những tin tức về dịch bệnh che mờ.

Nước Mỹ vừa công bố có thêm hơn 3 triệu người xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần lễ kết thúc ngày 21/3. Để biết con số này khủng khiếp ra sao, chỉ cần biết con số xin trợ cấp thất nghiệp cao nhất trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2009 chỉ là 655.000. Bạn tôi sau khi nhìn thấy đồ thị thất nghiệp này đã nhận xét, số thất nghiệp mới của giai đoạn 2007-2009 chưa đến “mắt cá chân” của mức thất nghiệp hiện nay ở Mỹ.

Con số này ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? Rất khó mà thấp được.

Nếu người dân thất nghiệp, doanh nghiệp kiệt quệ, thì làm thế nào nền kinh tế có thể hồi phục được sau khi dịch bệnh đi qua. Vì vậy, rất cần những gói chi tiêu ngân sách để “an” doanh nghiệp, để tạo ra an sinh xã hội đủ cho họ có thể bật lại nhanh chóng sau dịch bệnh.

Gói kích thích ngân sách lần này, do đó phải đặt trọng tâm vào người dân nhiều hơn. Vì vậy, ở nhiều nước, các gói chi tiêu nhiều tỷ USD đang nhắm vào việc tạo một tấm lưới đỡ cho người dân không bị ngã đau bởi dịch bệnh.

Chẳng hạn, gói kích thích tài khóa lớn nhất trong lịch sử Mỹ 2.000 tỷ USD gần đây bao gồm trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mở rộng và chuyển khoản tiền mặt thẳng cho nhiều người Mỹ, với mức chi 1.200 USD cho người thu nhập dưới 75.000 USD/năm, giảm dần mức trả cho người thu nhập cao hơn và không chi trả cho người có thu nhập cao hơn mức 99.000 USD/năm.

Trong thời kỳ phi thường, những gì mà “binh pháp” kinh tế đề cập trong thời bình thường có thể không phù hợp nữa. Hầu hết các nhà kinh tế tên tuổi trên thế giới đều ủng hộ chính phủ mạnh tay chi tiêu.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
  • Vì sao dự án 140 triệu USD tại Long An “ngã ngựa”
  • Hải Dương nâng chất trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Cúp nước Ý, Inter Milan
  • Của nhà cũng trộm
  • Góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi: Đừng xô đẩy doanh nghiệp khó khăn thêm nữa
  • Chính phủ khẳng định tổng mức đầu tư sân bay Long Thành đã được tính toán hợp lý
  • Vietnam Airlines mở bán vé siêu rẻ trên đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM
推荐内容
  • Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
  • Thua ngược Triều Tiên, U23 Việt Nam chia tay VCK U23 châu Á 2020
  • Quảng Trị sẽ có Nhà máy cát thạch anh cao cấp với công suất 225.000 tấn sản phẩm/năm
  • Cồng ty cổ phần chọn nhà thầu có phải thực hiện theo Luật Đấu thầu?
  • Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
  • Ngày xuất thần của Kurash