会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da anh ngoai hang】Đưa đề án về sức khỏe đất vào cuộc sống!

【ket qua bong da anh ngoai hang】Đưa đề án về sức khỏe đất vào cuộc sống

时间:2024-12-23 11:18:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:814次

Sáng ngày 18/10,Đưađềánvềsứckhỏeđấtvàocuộcsốket qua bong da anh ngoai hang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" diễn ra theo hình thức trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến.

4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, đất là nguyên liệu đặc biệt phục vụ sản xuất, trồng trọt. Nước ta và các tổ chức quốc tế đã đặt ra vấn đề gìn giữ, cải tạo đất tốt hơn.

Từ ngày 25/6, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị, đưa ra hiện trạng và giải pháp về đất trồng trọt. Lúc đó, có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế được thảo luận. Vai trò của Sở NN&PTNT địa phương và các cơ quan ở địa phương là rất quan trọng trong vấn đề sức khỏe đất.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của bộ phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

Đưa đề án về sức khỏe đất vào cuộc sống
Hội nghị triển khai đề án. Ảnh: Diệu Hoa

Tại hội nghị, ông Vũ Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) chia sẻ, Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050” hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt, dinh dưỡng cây trồng và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính, song song với sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực.

Bên cạnh đó, bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất về vật lý, hóa học và sinh học theo các loại đất chính và cây trồng chủ lực cũng được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, đề án hướng đến hoàn thiện quy trình canh tác gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, từ đó, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính...

Quyết định số 1748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung nâng cao sức khỏe đất và cây trồng.

Tuy nhiên, ông Vũ Thắng cho biết thêm, trên bình diện toàn cầu, 40% diện tích đất bị suy thoái. Với đất nông nghiệp, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn ở châu Âu, 60-70% diện tích đất nông nghiệp trong tình trạng "sức khỏe kém".

Tại Việt Nam, theo điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, cả nước có 11,8 triệu ha đất bị thoái hóa, trong đó có hơn 4 triệu ha là đất sản xuất nông nghiệp. Tình trạng suy thoái với nguy cơ sa mạc hóa diễn ra nhanh và ảnh hưởng nặng nề nhất tại các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Nguyên nhân là do tập quán canh tác trồng nhiều vụ/năm, bón nhiều phân vô cơ, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thiếu biện pháp chống xói mòn, rửa trôi…

Đề án ban hành đúng thời điểm

Tại cuộc họp, các đại biểu đều nhấn mạnh đề án đã được ban hành đúng thời điểm, việc nâng cao sức khỏe của đất trồng là đúng do chất lượng đất đã bị suy giảm rất nhiều, đặc biệt là độ phì nhiêu của đất. Đồng thời thảo luận đưa ra giải pháp để thực hiện đề án, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong thời gian tới.

Đánh giá đề án rất kịp thời, PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam nhận định, việc bổ sung, tăng cường chất hữu cơ cho đất là việc cần thiết, lâu dài. Ông Dũng khẳng định, nếu được bộ chấp thuận, nửa đầu năm 2025, hội sẽ hoàn thành nhiệm vụ thống kê, phân loại đất của Việt Nam; cuối 2025 sẽ hoàn thành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe đất cùng với các cơ quan của Bộ NN&PTNT.

Đưa đề án về sức khỏe đất vào cuộc sống
Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Ảnh: TL

PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chia sẻ, để thực hiện hiệu quả đề án, bên cạnh nguồn lực của Bộ NN&PTNT, cần khai thác và sử dụng nguồn lực từ địa phương và doanh nghiệp gắn với hoạt động chung của đề án. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục ủng hộ và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để nông nghiệp Việt Nam có thể áp dụng, học hỏi các kinh nghiệm từ quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đề nghị Bộ NN&PTNT phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án và cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sức khỏe đất trồng và dinh dưỡng cây trồng; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng đất chính và phân bón cho cây trồng chủ lực...

Về phía tổ chức quốc tế, ông Tovohery Rakotoson, chuyên gia về đất của Trung tâm nghiên cứu lúa gạo quốc tế khẳng định sự vinh dự khi được tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho đề án. Dự án sử dụng phân bón đúng, nâng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính. "Qua dự án này, chúng tôi có cơ hội hỗ trợ ngành Nông nghiệp, đối tượng thụ hưởng trực tiếp là nông dân. Họ sẽ được tiếp cận cách giảm chi phí đầu vào bằng nâng cao kỹ thuật, tăng chất lượng đầu ra" - ông Tovohery nói.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án của địa phương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế; lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất nói riêng và cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực trồng trọt nói chung trong phạm vi được phân công.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Mẹ điên, cha làm hồ nuôi con bệnh ung thư
  • Góp ý xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên vùng cao
  • Toyota Việt Nam triệu hồi xe Vios vì lỗi túi khí
  • Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh dễ dàng đạt điểm 7 ở môn thi Ngữ văn
  • Bố mẹ nghèo, bé gái 13 tháng tuổi nguy cơ mất mạng vì bệnh tim bẩm sinh phức tạp
  • Chọn bình cứu hỏa trên ô tô thế nào cho đúng ?
  • Hãng Mazda thu hồi tới 1,9 triệu xe ôtô do lỗi túi khí
  • Góp ý xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên vùng cao
推荐内容
  • Bão số 11 làm đau đầu các cơ quan dự báo
  • 9 thương hiệu nhập khẩu tham gia triển lãm ô tô quốc tế tại Việt Nam 2015
  • Pha drift gấp gáp khiến thanh niên 'đứng hình' trong vài giây vì quá sững sờ
  • Những mẫu xe hơi phù hợp nhất cho những cặp tình nhân
  • Hồi âm đơn thư đầu tháng 7. 2015
  • Kiếm 30 triệu/tháng, mua ô tô có bị rủi ro?