【kqbd số】Thiên nhiên cũng phải “cúi đầu”
Một khó khăn nữa đối với cán bộ,ũngphảildquocuacuteiđầkqbd số chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa trong chăn nuôi và trồng tỉa các loại rau xanh là thiếu nước ngọt để tưới. Đã vậy, khí hậu ở đây lại rất khắc nghiệt, quanh năm chỉ có nắng và gió. Tuy khó khăn là vậy, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên các đảo và nhà giàn ở Trường Sa đã khuất phục thiên nhiên bằng nhiều cách làm sáng tạo. Nhờ đó, các đảo và nhà giàn đã tự túc được một phần nguồn thực phẩm tươi sống cùng các loại rau xanh, sạch.
Vừa qua, tháp tùng cùng đoàn cán bộ của tỉnh đi thăm, tặng quà quân và dân trên quần đảo Trường Sa, phóng viên Báo Bình Phước đã ghi lại một số hình ảnh về cách làm sinh động, sáng tạo và rất “đáng nể” của cán bộ, chiến sĩ ở các đảo, nhà giàn trong việc khuất phục thiên nhiên khắc nghiệt để nuôi, trồng có hiệu quả.
Để trồng được rau xanh trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, bộ đội phải xây tường chắn gió cả 4 bề. Đất và phân bón hữu cơ chở từ đất liền ra và được bộ đội cho vào các chậu bằng nhựa tổng hợp (composite). Các loại rau trồng nhiều nhất ở đây là: Mồng tơi, cải xanh, rau đay, rau muống... Trong mỗi vườn rau đều phân chia thành các khu vực và có bảng tên của từng tiểu đội chịu trách nhiệm trồng, chăm sóc. Ảnh lớn: Vườn rau ở đảo Trường Sa Lớn. Ảnh nhỏ: Một chiến sĩ ở đảo Núi Le B “khoe” thành tích của mình.
Trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, một trong những loại cây ăn trái được trồng nhiều nhất là đu đủ. Vì loại cây này phù hợp với đất cát pha lẫn đá vôi và san hô. Hơn nữa, đu đủ cũng có thể thay cho rau xanh và khi ăn trái chín lại tốt cho tiêu hóa. Trong ảnh là 3 cây đu đủ được trồng ở một góc vườn trong khuôn viên Sở chỉ huy đảo Song Tử Tây.
Không chỉ tích cực trồng trọt để không phụ thuộc vào nguồn rau xanh từ đất liền gửi ra, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa còn chăn nuôi heo, chó, gà, vịt... Tại các đảo: Song Tử Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, An Bang, Tiên Nữ... đều nuôi từ 6-22 con heo, với trọng lượng từ 40-80kg. Đây là nguồn thực phẩm tươi phục vụ bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo. Trong ảnh: Một trong 6 chuồng nuôi heo ở đảo An Bang.
Quân và dân trên đảo Trường Sa Lớn còn nuôi được cả gà, vịt cỏ, vịt xiêm (ngan). Ở thị thành đã lâu ngày nên tôi không được nghe tiếng gà gáy, vậy mà ở đảo Trường Sa Lớn, tôi đã được nghe rất nhiều tiếng gà gáy trưa. Trong ảnh: Đàn gà, vịt ở đảo Trường Sa Lớn.
Không những trồng được các loại rau, mà cán bộ, chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa còn trồng được cây dây leo lấy đọt, hoa và trái (bí ngô - bí đỏ). Bí ngô còn được dùng thay thế rau và là nguồn thực phẩm có thời gian bảo quản lâu dài nên rất phù hợp với cuộc sống trên các đảo. Trong ảnh: Một góc vườn trồng bí ngô trên đảo An Bang.
Chăn nuôi được gà, vịt, chó nhưng không có các loại cây gia vị thì không giống ở quê nhà. Vì vậy, các chiến sĩ đã khắc phục thiên nhiên để trồng cây chanh, lá mơ, sả, ớt trong chậu. Trong ảnh: Chanh, lá mơ, ớt, sả được trồng ở đảo An Bang.
Dù là ở đảo to như Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Song Tử Tây... hay đảo nhỏ như Tiên Nữ, Núi Le B và thậm chí ở cả Nhà giàn DK1, cán bộ, chiến sĩ ở đây đều nuôi được rất nhiều chó. Trung bình mỗi đảo có từ 10 đến hơn 20 con. Với những chiến sĩ mới ra đảo thì việc trồng rau, tưới cây, chăm sóc đàn heo, chó và bầy gà, vịt sẽ mang lại cảm giác như đang ở gia đình mình. Trong ảnh: Bầy chó ở đảo Núi Le B.
Ở quần đảo Trường Sa, có nhiều đảo san hô ngập dưới mặt nước từ 1-3m khi trủy triều lên cao nhất trong tháng, nhưng khi thủy triều xuống thấp nhất trong tháng thì lại cao hơn mặt nước tới 1m. Lúc này, các loại ốc, cua, tôm, cá chưa kịp theo thủy triều ra biển đã mắc lại trên bãi cạn và tự nhiên trở thành nguồn thực phẩm tươi sống phục vụ cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Khi dùng không hết thì chúng sẽ được nhốt trong một cái lồng có khung bằng thép và bao lưới xung quanh. Trong ảnh: Lồng nhốt cá, tôm, cua dự trữ ở đảo Tiên Nữ.
Một trong những trải nghiệm thú vị và độc đáo nhất trong chuyến đi thăm Trường Sa của tôi là được chứng kiến sự sáng tạo riêng có đến ngỡ ngàng mà tôi chưa từng nghe, thấy hoặc đọc được trong bất cứ sách, báo dù là của Việt Nam hay của nước ngoài. Đó là việc cán bộ, chiến sĩ ở Nhà giàn DK1 muốn ăn con cá nào đang bơi dưới biển thì sẽ có. Bởi phía dưới nhà giàn là đàn cá đủ loại lúc nào cũng gần như dày đặc. Hỏi ra chúng tôi mới biết, cá biển thường vào gầm nhà giàn để tránh sóng. Hằng ngày, thức ăn thừa được các chiến sĩ thả cho cá ăn và lâu ngày thành quen. Vì thế, muốn ăn con nào thì chỉ việc thả mồi câu về phía con cá đang bơi là chắc chắn sẽ bắt được. Trong ảnh: Đàn cá biển đang bơi dưới gầm Nhà giàn DK1.
T.H
(责任编辑:World Cup)
- ·Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- ·Bước đột phá của Trường THPT thị xã Phước Long
- ·"Chắp cánh ước mơ" trao học bổng 236 triệu đồng cho Huyền
- ·Chiều nay, thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT
- ·Giá heo hơi hôm nay 13/5/2024: Thiếu con giống, giá tăng cao
- ·Nghị lực vượt khó của cô học trò S’tiêng
- ·Kinh phí nghiên cứu khoa học trong trường Đại học còn hạn hẹp
- ·Thêm hàng loạt trường công bố điểm chuẩn đại học 2023
- ·Gắn kết bền chặt thanh niên 2 tỉnh Long An
- ·Sáng mãi con đường cách mạng thanh niên
- ·Luật sư đề nghị cấp “sổ đỏ” cho 47 m2 đất còn lại
- ·Đề xuất bỏ thi tin học khi tuyển dụng công chức, viên chức
- ·Bộ GD&ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022
- ·Đồng Xoài hướng tới nền giáo dục hiện đại
- ·Xuân Quý Mão 2023
- ·Vietinbank Bình Phước tổ chức workshop dạy con gieo mầm trí tuệ
- ·Dấu ấn tuổi trẻ Bình Phước
- ·600 học sinh tham gia phiên giao dịch việc làm
- ·Nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Long An và Thái Lan
- ·Xứng danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc