【ket quả ngoai hang anh】Nhà văn Như Bình
Nhà văn Như Bình hiện giữ cương vị Thư ký toà soạn Báo Văn nghệ Công an. Trước đó,àvănNhưBìket quả ngoai hang anh chị nổi tiếng bởi những mảng phóng sự và ký chân dung nhân vật trên ấn phẩm An ninh thế giớivà chuyên mục Những chuyện khó tin nhưng có thật.
Không chỉ là một nhà báo, một nhà văn ghi nhiều dấu ấn, Như Bình còn rất cá tính trong thơ và gây bất ngờ với hội họa. Người phụ nữ đa tài đó cũng lắm nỗi giăng mắc đa đoan với nghề, với nghiệp và với đời.
- Chị khá thành công trong những tuyến bài phỏng vấn và viết chân dung các văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong quá trình làm việc, đến nay chị ấn tượng với nhân vật nào?
Khi dấn thân vào nghề báo, tôi may mắn được gặp gỡ với nhiều nhân vật nổi tiếng. Nhưng ấn tượng với tôi hơn cả là những lần phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Lê Lựu, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu triết học Hào Hải… Đối với tôi họ vừa là đồng nghiệp, vừa là những người thầy lớn, người bạn lớn. Họ cũng chính là nguồn cảm hứng vô tận để tôi trở đi trở lại với nhân vật của mình và gặp gỡ họ rất nhiều lần trên chính trang viết.
- Ngoài phạm vi phỏng vấn, có lời khuyên nào nhân vật đưa ra đến giờ chị vẫn thấy thấm thía?
Mùa thu năm 1995, tôi tham gia trại viết Văn nghệ quân đội Đồ Sơn - Hải Phòng, đó là lần đầu tôi được tham dự một trại viết tầm cỡ quốc gia.
Trong một buổi dạo chơi ngắm biển, nhà văn Lê Lựu dặn dò tôi và nhà văn Trần Thanh Hà: “Nếu các cháu viết, hãy viết những gì mình thuộc nhất, hiểu nhất. Hãy nhớ cái đẹp quyến rũ, thuyết phục nhất chính là sự chân thật xảy ra quanh mình, trong mình, với mình. Viết một cách trung thực, các cháu sẽ thuyết phục được độc giả của riêng mình”.
Đến nay, tôi vẫn luôn khắc ghi và áp dụng lời khuyên ấy trong lĩnh vực sáng tác lẫn sự nghiệp viết báo. Và tôi sẵn sàng chia sẻ lại cho đồng nghiệp cùng các bạn trẻ làm nghề hôm nay, những người cầm bút tìm đến tôi để học hỏi kinh nghiệm viết lách.
- Đến với các nhân vật một cách đầy bản năng, viết bằng sự đắm chìm cảm xúc vào câu chuyện của họ. Có khi nào điều đó khiến chị phải “trả giá“?
Đáng tiếc là có, với một người học sư phạm ra, không đi dạy học lại “rẽ ngang” sang nghiệp làm báo, đầu tiên là báo hình, rồi lại ngoặt tiếp sang báo viết, những ngày đầu tác nghiệp kinh nghiệm xử lý thông tin chưa có nhiều nên tôi không thể tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là sai sót.
Nghề viết báo, nhất lại là viết chân dung nhân vật như tôi, vừa khó, vừa rất dễ xảy ra tai nạn, nhận được nhiều tình cảm nhưng cũng thu về không ít tổn thương từ chính nhân vật của mình. Song xét đến cùng nhân vật không có lỗi. Lỗi chính là nhà báo đã không biết cách kiềm chế cảm xúc, không giữ được trái tim nóng và cái đầu lạnh để rồi không xử lý chuẩn mực được cái gì nên đưa, cái gì không nên đưa, cái gì có lợi cho nhân vật thì đưa, cái gì bất lợi bỏ ra.
Khi đi phỏng vấn viết bài, lúc đó có thể trong cơn xúc động hoặc theo mạch câu chuyện, nhân vật kể hết và chia sẻ rất nhiều. Nhưng sau này khi lên báo, cũng câu chuyện đó, sự chia sẻ đó họ lại thấy không vui khi công khai cho bạn bè, người thân vào đọc, rồi bàn tán lời vào lời ra khiến họ thấy hối tiếc. Có những người giận tôi vì viết lên câu chuyện dù là có thật. Sau tất cả tôi vẫn tự trách bản thân vì lúc ấy nghiệp vụ non nớt, xử lý chưa chuẩn nên gặp phải những sóng gió đáng tiếc, mặc dù tôi luôn giữ tâm thế là người yêu nhân vật của mình vô điều kiện.
Tôi không muốn kể ra những tai nạn đó. Tôi đã sửa sai và hoàn thiện kỹ năng làm nghề của mình bằng cách xử lý thông tin tốt hơn. Ai cũng có những góc khuất và tốt nhất nếu nhân vật của tôi có những góc khuất, tôi sẽ để nó chìm lấp và ngủ yên thay vì khơi dậy dù với bất cứ tinh thần nào, lý do nào. Trong cuộc sống cũng vậy, tôi không bao giờ muốn làm tổn thương ai. Tất nhiên mong muốn là một chuyện mà dòng đời lại vô cùng nhiều thứ bất khả kháng.
- Tưởng chị đoạn tuyệt với văn chương ảo mộng để xâm nhập mọi ngóc ngách của hiện thực cuộc sống, tại sao giờ lại thổn thức với thơ tình?
Thực chất, tôi ra Hà Nội và rẽ sang con đường báo viết từ năm 2002. Từ quê ra Thủ đô với hai bàn tay trắng nên tôi tạm dừng văn chương, tập trung viết báo kiếm tiền nuôi con, chứ chưa từng đoạn tuyệt với nó. Mười tám năm tôi giữ chuyên mục Những chuyện khó tin nhưng có thật trên Báo An ninh thế giới - tôi có thể tự hào nói rằng nó là một trong số ít chuyên mục ăn khách nhất từ trước đến nay. Đó cũng là cách tôi duy trì con đường văn chương rồi! Để duy trì chuyên mục đó, nếu không có vốn sống, không có sự trải nghiệm văn chương và không xử lý thủ pháp nghệ thuật cao tay chắc chắn không viết được, chứ chưa nói đến viết hay.
Bây giờ tôi làm thơ, hay vẽ tranh vẫn là thế. Với tôi, nghệ thuật như một cuộc kiếm tìm bản thân thú vị nhất. Tôi trân trọng tất cả những gì thuộc về nghệ thuật, thậm chí tôn thờ nó. Nhưng tôi cũng không có mong cầu nào từ đó. Đơn giản nghệ thuật là một bầu không khí để tôi được sống những phút giây hạnh phúc, được chân thực là mình, là nơi tôi giãi bày những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc trước cuộc đời.
- Đọc tác phẩm của chị, thấp thoáng đâu đó hình bóng của biển cả?
Tôi yêu biển và có những nỗi ám ảnh về biển. Biển trở thành nơi tôi trút mọi nỗi đau, thất vọng, ưu phiền và cũng là nơi sẻ chia khao khát thẳm sâu.
Ai cũng có một “bầu trời nghệ thuật” của họ, và “bầu trời” của tôi chính là thiên nhiên, trong đó có biển.
-Cuộc sống hiện tại khá viên mãn với chồng và 3 con là điểm tựa, sao đọc các tác phẩm của chị từ ‘Bùa Yêu’ đến thơ ‘Tự tình với bình mình’ luôn ẩn hiện hình ảnh người đàn bà đi trong bão cát mà chưa tìm thấy bến bờ bình yên?
Bởi trái tim và tâm hồn con người vốn là thứ vô cùng phong phú và phức tạp, không ai khám phá những ngóc ngách ẩn sâu trong đó, vì vậy mới sinh ra “loài nghệ sĩ” chúng tôi. Nhiều khi viết cho mình mà như viết cho người.
- Chị vừa chia sẻ rằng, viết cho mình mà cũng như viết cho người, tôi nên hiểu sao về quan điểm này?
Người nghệ sĩ nhạy cảm hơn bất cứ người bình thường nào, bởi vậy họ sinh ra để quan sát, thấu cảm, rung động, sẻ chia trước vạn vật. Khi trái tim rung động, họ sẽ viết lên tiếng lòng của mình. Tiếng lòng đó không còn của riêng họ nữa mà đại diện cho rất nhiều nỗi lòng khác, tâm trạng khác. Vì thế, khi có người chạm đến, họ như cảm thấy được nói hộ, hay tìm kiếm được hoàn cảnh của mình, tiếng lòng của mình trong đó.
Nhà văn Như BìnhNhà văn Như Bình tên thật là Lê Thị Thanh Bình, sinh năm 1972, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Chị là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2001), hiện là Trưởng ban Chuyên đề Báo Công an Nhân dân, Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ Công an ở Hà Nội.
Trong sự nghiệp văn chương, Như Bình ghi dấu ấn với 4 tập truyện ngắn: Giông biển(1999), Dòng sông một bờ(2000), Đêm vô thường(2002), Bùa yêu(2015) cùng nhiều giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ, Báo Văn nghệ trẻ...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trồng lúa hữu cơ, mang gạo sạch đến người tiêu dùng
- ·Hoàn thiện luật giữ đất lúa
- ·Vé tàu giảm đến 30% trong dịp 30
- ·Thành phố Cà Mau: Nỗ lực cải thiện chỉ số cải cách hành chính
- ·Quốc hội thống nhất giảm thuế VAT 2% hết năm 2023, không mở rộng thêm đối tượng
- ·Sắc mới Bào Thùng
- ·Vẫn còn tình trạng quản lý lỏng lẻo, lãng phí trong sử dụng đất đai
- ·Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn mua sân bay Phú Quốc
- ·Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
- ·Ngành bảo hiểm cánh cửa nghề nghiệp nhiều tiềm năng
- ·Triển lãm 'Vinfast
- ·Tư vấn đăng ký 3G, trúng Honda Future
- ·Tìm những phương án tối ưu nhất giúp người dân ổn định cuộc sống
- ·Ấm áp nhà đồng đội
- ·Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Khoai môn được mùa
- ·Nuôi 100 con cừu
- ·Thủ tục nhanh chóng, người dân hài lòng
- ·Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
- ·Mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi xã, phường, gia đình là một pháo đài chống dịch