【h2 tbn】Máy bay 'made in China' tận dụng cơ hội từ khủng hoảng Boeing
Máy bay 'made in China' tận dụng cơ hội từ khủng hoảng Boeing
Hãng sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đã nhận đặt hàng hơn 800 chiếc máy bay thân hẹp C919. Đây là dòng máy bay cạnh tranh với chính 737 Max đang khủng hoảng của Boeing.
Cả thế giới đang dõi theo những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng máy bay Boeing 737 Max. Dấu hỏi về tương lai dòng máy bay thân hẹp bán chạy nhất của Boeing ngày một lớn khi Mỹ cuối cùng cũng đã cấm bay 737 Max.
Những hãng hàng không đang lo lắng về máy bay Boeing còn có một lựa chọn khác ngoài Airbus, theo Bloomberg. Comac, doanh nghiệp sản xuất máy bay thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, đang sản xuất C919, mẫu máy bay thân hẹp một lối đi có sức chứa 170 khách.
Thị trường 1.300 tỷ USD và tham vọng làm chủ bầu trời của Bắc Kinh
Theo Comac, C919 đã được đặt hàng 815 chiếc trên toàn cầu. Trong số những khách hàng của C919, có cả tập đoàn tài chính chuyên cho thuê máy bay hàng đầu thế giới GECAS. Mẫu máy bay "made in China" đã có những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên từ năm 2017 và sẽ cạnh tranh trực tiếp với Boeing 737 Max 8 cũng như Airbus A320neo.
Đây là một phần trong tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc xây dựng ngành công nghiệp hàng không vũ trụ từ con số 0 và phá vỡ thế thống trị trên bầu trời của các công ty phương Tây.
Ngay sau tai nạn làm chết 157 người ở Ethiopia, Trung Quốc là nước đầu tiên đình chỉ bay 737 Max chỉ sau vài giờ. Một làn sóng tương tự sau đó nhanh chóng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác.
"Những sự kiện như thế này tạo ra cơ hội cho Comac bước chân vào thị trường. Nếu thông minh, họ sẽ gõ cửa những hãng hàng không đang cân nhắc mua máy bay thân hẹp", Chad Ohlandt, một kỹ sư cấp cao của tập đoàn Rand ở Washington, bình luận.
Tuy nhiên, khát vọng của Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở C919. Comac đang hợp tác với tập đoàn sản xuất máy bay United Aircraft Corp tại Moscow để phát triển dòng máy bay thân rộng CR929. Tàu bay này có thể khai thác những chặng bay đường dài như tuyến Bắc Kinh - New York.
Các doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc đang phát triển tất cả sản phẩm từ động cơ, máy bay riêng, thủy phi cơ, trực thăng đến máy bay thân rộng.
"Nói theo ngôn ngữ chiến lược, sản xuất công nghiệp hàng không là một mệnh lệnh quốc gia (của Trung Quốc). Một khi ngành công nghiệp hàng không có quy mô đủ lớn, toàn bộ chuỗi công nghiệp sẽ được nâng tầm", Yu Zhanfu, Quản lý tại hãng Tư vấn chiến lược Roland Berger tại Bắc Kinh, chuyên gia về hàng không vũ trụ và quốc phòng, nhận định về tham vọng làm chủ bầu trời của Bắc Kinh.
Tháng 11/2018, Comac dự đoán thị trường Trung Quốc sẽ nhận thêm khoảng 9.000 máy bay mới trong 20 năm tới với giá trị khoảng 1.300 tỷ USD. 2/3 trong số này sẽ là các tàu bay thân hẹp một lối đi như Boeing 737, Airbus A320 hay chính Comac C919.
Comac cũng đang xây dựng một trung tâm huấn luyện các kỹ sư bảo trì, phi hành đoàn và nhân viên của các hãng hàng không sẽ sử dụng C919 và CR929. "Họ đang làm 4, 5 hay 6 việc cùng một lúc và chạy hết công suất", Marc Szepan, giảng viên khoa Kinh doanh Quốc tế tại trường Kinh doanh Said của Đại học Oxford, Anh, nhận xét kế hoạch tổng thể của Trung Quốc.
Không dễ để công nghiệp hàng không Trung Quốc sớm bắt kịp phương Tây
Boeing có thể sẽ bị đặt vào một vị thế khó xử trong thời gian tới khi phải cạnh tranh với chính đối tác của mình. Hãng máy bay của Mỹ cùng Comac hiện đồng sở hữu một trung tâm lắp ráp ở Thượng Hải vừa mở cửa cách đây 3 tháng để bàn giao tàu bay 737 Max 8 cho hãng hàng không Air China.
ARJ21, một dòng máy bay cỡ nhỏ của Comac, lại đang cạnh tranh với các máy bay của Embraer SA, hãng sản xuất máy bay Brazil đang liên doanh với chính Boeing. "Comac là một đối tác và cũng là đối thủ tuyệt vời. Chúng tôi rất tôn trọng họ", Boeing viết trong một email. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 14% tổng doanh thu của Boeing năm 2018, theo Bloomberg.
Trung Quốc là thị trường quan trọng của Boeing với nhu cầu 9.000 máy bay trong 20 năm tới. Ảnh: Getty. |
Nhưng mọi chuyện sẽ không dễ dàng với Bắc Kinh. Các máy bay "made in China" chưa có hệ thống theo dõi lịch sử an toàn bay như của Boeing hay Airbus. Quan trọng hơn, chưa có doanh nghiệp Trung Quốc nào đủ khả năng thiết kế và sản xuất động cơ máy bay thương mại, theo Yong Teng, quản lý công ty tư vấn L.E.K. ở Thượng Hải.
C919 của Comac hiện dùng động cơ của CFM International, một liên doanh giữa GE của Mỹ và Safran SA của Pháp. Đây cũng là công ty cung cấp động cơ cho dòng máy bay A320neo của Airbus.
Công nghệ là vấn đề lớn chưa thể sớm có lời giải của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Tháng 10/2018, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc hai người nghi là nhân viên tình báo Trung Quốc đã cố gắng thâm nhập hệ thống máy tính của các công ty Mỹ để lấy thông tin liên quan đến động cơ máy bay chở khách. Mỹ cũng buộc tội một đặc vụ Trung Quốc âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của các công ty hàng không vũ trụ Mỹ. Tất cả đều bị Trung Quốc phủ nhận.
"Công nghệ hàng không là mục tiêu số một của hoạt động gián điệp Trung Quốc", Nicholas Eftimiades, giảng viên trường Chính sách công tại Đại học Penn State Harrisburg, nói.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán Trung Quốc về đáy của gần hai thập kỷ, ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao?
- ·Đỗ Hùng Dũng nhập viện
- ·Tuyển Việt Nam sang Hàn Quốc tập huấn: Văn Lâm, Tuấn Hải mang món đồ đặc biệt
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Jeonbuk Hyundai Motors: Bài kiểm tra cuối
- ·Mối tình đầu giúp lấy lại niềm tin
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Daegu FC: HLV Kim Sang
- ·Mẹ cầu thủ lao vào sân tát trọng tài
- ·Sao Thái Lan rớt hạng J1 League
- ·Giá vàng hôm nay 5/9: Đồng USD tăng giá, vàng sụt giảm
- ·Top 10 môn võ nguy hiểm nhất: Kungfu Trung Quốc xếp hạng 6
- ·Vietnam Report: Cơ hội đạt 9 triệu tài khoản chứng khoán vào năm 2025 rất cao
- ·Indonesia ra quyết định giống tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024
- ·VFF đặt mục tiêu giành 2 suất dự World Cup trong năm 2025
- ·Trực tiếp bóng đá Việt Nam 2
- ·Ngành Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024
- ·Quang Hải trở lại, tuyển Việt Nam đủ đội hình mạnh nhất đấu đội hạng 3 Hàn Quốc
- ·Xuân Son ghi hattrick vượt Tiến Linh, CLB Nam Định thắng đậm Bình Dương
- ·Đỗ Hùng Dũng nhập viện
- ·Chủ tịch Quốc hội dự phiên họp Ban Chấp hành Đại hội đồng AIPA
- ·Trực tiếp bóng đá Thanh Hóa 1