【ket quq bong da】Thu tiền tỷ dưới tán cao su
NUÔI HEO RỪNG LAI - LÀM CHƠI ĂN THẬT
Có 3 ha cao su đang cho thu hoạch,ềntỷdướket quq bong da lúc đầu hộ ông Nguyễn Văn Quý ở ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản nghĩ chỉ thả rông mấy con heo rừng lai để đỡ tốn công dọn cỏ vườn cây. Nhưng không ngờ chỉ trong khoảng 8 tháng, từ 20 con heo giống ban đầu nay đã nhân đàn lên 70 con. Ông Quý cho biết, chỉ trừ heo con mới sinh buộc phải cho ăn cám còn phần lớn thời gian sinh trưởng đều ăn cỏ, trái cây, bắp, lúa. Với nguồn thức ăn sạch, lại thả rông dưới tán cao su nên heo săn chắc, chất lượng thịt thương phẩm cũng như giá đầu ra cao hơn nhiều so với nuôi nhốt, nuôi công nghiệp.
Heo lai thả rông dưới tán cao su của gia đình ông Nguyễn Văn Quý, xã Minh Tâm chủ yếu ăn bắp, lúa nên thịt săn chắc, chất lượng tốt hơn nhiều so với nuôi nhốt
Hiện trên địa bàn xã Minh Tâm có rất nhiều hộ nuôi heo rừng lai thả rông với quy mô từ 20-100 con/hộ. Để chia sẻ kinh nghiệm nuôi, hỗ trợ, giúp nhau vốn, con giống cũng như đầu ra ổn định, đầu năm 2022 các hộ đã tập hợp thành lập Tổ hợp tác nuôi heo rừng lai gồm 14 thành viên.
Một năm heo sinh sản 2 lứa, mỗi lứa trung bình trên dưới 10 con. Khi heo lớn khoảng từ 15-30kg có thể bán thương phẩm từ 80-100 ngàn đồng/kg hơi và chọn heo cái tốt để lại nhân đàn. Heo rừng lai dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc và không gây ô nhiễm môi trường nên ai có vườn cao su rộng, cây lớn tuổi đều có thể nuôi được. Ông Nguyễn Văn Quý, ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản |
Tại xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, mô hình nuôi heo rừng lai thả rông dưới tán cây cao su, điều cũng được nhiều nông hộ lựa chọn với quy mô từ 7-15 con nái/hộ. Các hộ cũng đã liên kết, tập hợp thành tổ hợp tác gồm 10 thành viên với mục đích chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và tìm đầu ra ổn định.
Theo ghi nhận thì các hộ nuôi heo rừng lai thả rông dưới tán cao su đều cách xa dân cư và được vệ sinh sạch sẽ nên không ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì thế, mô hình cần được nhân rộng nhằm tạo sản phẩm sạch và tăng nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích.
THU TIỀN TỶ TỪ TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Trồng nấm bào ngư không còn là mô hình mới nhưng thực hiện dưới tán cao su đang là giải pháp hữu hiệu nâng cao thu nhập cho người nông dân khi cao su xuống giá. Tiêu biểu cho cách làm hiệu quả này là vợ chồng anh Nguyễn Hoành Bắc và chị Lê Thị Thúy Oanh ở thôn 10, xã Thiện Hưng. Vợ chồng anh Bắc có gần 5 ha đất trồng cao su, tiêu đã cho thu hoạch nhưng thời điểm năm 2017, giá mủ cao su cũng như hồ tiêu xuống thấp khiến nguồn thu giảm sâu, buộc gia đình phải tìm giải pháp mới để bù đắp khoản thu nhập bị thiếu hụt. May mắn của gia đình anh chị là có người thân ở tỉnh Đồng Nai chuyên trồng nấm bào ngư nên có cơ hội được học tập kinh nghiệm và đem mô hình về trồng thử. Chị Oanh chia sẻ: Lúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ đầu tư một vài trại nấm nhỏ vừa tạo nguồn thức ăn sạch cho gia đình vừa bán để tăng thu nhập. Nhưng sau thời gian làm thấy lợi nhuận cao nên tiếp tục đầu tư nhân rộng.
Mô hình trồng nấm bào ngư dưới tán cao su của gia đình anh Nguyễn Hoành Bắc ở xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm
Từ một vài trại nấm ban đầu, đến nay vợ chồng anh Bắc, chị Oanh đã có 20 trại, mỗi trại trung bình 25 ngàn bịch phôi. Các trại nấm chiếm diện tích hàng ngàn mét vuông nhưng đều được gia đình xây dựng dưới tán cao su. Đây không chỉ là giải pháp nhằm tận dụng tối đa diện tích đất vườn mà còn tạo môi trường tốt cho nấm sinh trưởng, phát triển nhanh, vì nấm bào ngư thích nghi rất tốt với độ ẩm, bóng mát dưới tán cây.
Nấm bào ngư là thực phẩm sạch, bổ dưỡng, lại ít người trồng nên cung không đủ cầu, đặc biệt là vào ngày mồng 1, rằm có nhiều người ăn chay nên luôn cháy hàng. Giá bán hiện nay tại trại 40 ngàn đồng/kg nên cho thu lợi cả 100 triệu đồng/tháng, tương đương hơn 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Chị Lê Thị Thúy Oanh, thôn 10, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp |
Để có nấm trồng và thu hoạch thường xuyên, gia đình chị Oanh đã xây dựng dây chuyền sản xuất liên hoàn. Từ khâu phối trộn nguyên liệu, vào bịch, hấp khử trùng, cấy phôi, lên kệ cho đến chăm sóc, thu hoạch đều được thực hiện tại chỗ nên hạn chế được chi phí phát sinh. Với 20 trại nấm, trung bình mỗi ngày thu từ 150-200kg tùy thời tiết tốt hay xấu. Với nguồn thu lợi và kinh nghiệm trồng lâu năm, gia đình anh chị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời phối hợp hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ khác nếu có nhu cầu.
Ông Đoàn Mạnh Quang, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp cho biết: Mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình chị Oanh đang phát huy hiệu quả rất tốt, cung không đủ cầu. Thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp nhân rộng mô hình, qua đó tạo sản phẩm nấm sạch cung ứng cho người dân trên địa bàn và các địa phương lân cận.
TẠO VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Không chấp nhận giảm nguồn thu nhập, trong khi chờ giá mủ cao su tăng, tận dụng mặt bằng dưới tán cao su, anh Nguyễn Thanh Lâm ở ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản đầu tư xây chuồng nuôi hàng ngàn con vịt siêu nạc. Sự quyết tâm của nhà nông này không chỉ giúp giảm chi phí mặt bằng, tăng nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.
Anh Lâm cho biết, từ năm 2017, gia đình đầu tư làm 3 chuồng nuôi vịt, mỗi chuồng 3.000 con và nuôi gối đầu. Giống vịt anh Lâm chọn nuôi xuất xứ từ Pháp, có màu trắng, ít di chuyển, tăng trưởng nhanh. Sau 50 ngày nuôi, vịt thương phẩm có trọng lượng khoảng 3,2kg/con là xuất chuồng, lợi nhuận trên 20%.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá thức ăn tăng cao, giá đầu ra không ổn định nhưng anh Lâm vẫn quyết tâm bám trụ với chuồng trại. Đặc biệt, để tạo sự khác biệt, hấp dẫn với thị trường, thời gian qua, anh đã tìm hiểu và đưa giống vịt có trọng lượng lớn hơn, gọi là “dòng đại” về nuôi với hy vọng dễ tiêu thụ và lợi nhuận cao hơn. Giống vịt siêu nạc “dòng đại” mà anh Lâm đang nuôi cũng có thời gian 50 ngày là xuất chuồng nhưng có trọng lượng lớn hơn, khoảng 3,4kg/con. Để thịt săn chắc, thơm ngọt hơn, khi vịt ra cánh anh thả xuống hồ bơi thay vì nhốt chuồng.
Điểm lại một số mô hình kinh tế nêu trên để thấy rằng người nông dân muốn làm giàu không khó, quan trọng vẫn là ý chí vươn lên và biết tận dụng lợi thế để đầu tư sản xuất, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Đặc biệt đây là giải pháp tạo việc làm thường xuyên, liên tục cho người lao động.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Vinamilk nhận giải phát triển bền vững 2022
- ·Phú Thọ: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống
- ·Giá vàng hôm nay 15/8: Vàng xoay chiều giảm giá
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Đáp ứng mong đợi của người dân và doanh nghiệp
- ·Resort đắt đỏ bậc nhất Việt Nam có chủ mới
- ·VietinBank
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Ngành Hải quan: Thúc đẩy dòng chảy thương mại đảm bảo nguồn thu ngân sách
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
- ·Mời đặt câu hỏi toạ đàm trực tuyến Lợi ích của hoá đơn điện tử
- ·Thu nhập của nhân viên ngân hàng nào 'khủng' nhất hiện nay?
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Tập đoàn Thành Công khởi công xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2
- ·Đắk Lắk: Bảo tồn và phát triển làng nghề công nghiệp
- ·Kinh phí hỗ trợ kém hấp dẫn
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·TTĐ Quảng Trị đảm bảo vận hành lưới truyền tải điện trong mùa nắng nóng