【ket qua bong da viet nam hom nay】Mở cửa thị trường cho loạt nông sản vào Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand
Tăng tốc xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử | |
Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng chất lượng nông sản | |
Việt Nam đề nghị Vương quốc Anh mở cửa cho 4 nhóm hàng nông sản |
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật trao đổi tại cuộc họp báo |
Năm 2022 có thể được coi là một năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới.
Riêng với thị trường Trung Quốc, trước tiên là sản phẩm chanh leo của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này với các quy định tạm thời. Tiếp đến, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước.
Mới đây, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc.
Không chỉ thị trường Trung Quốc, quả chanh và bưởi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand sau khi điều kiện nhập khẩu được 2 bên ký kết vào ngày 15/11/2022. Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cũng đã công bố cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản vào ngày 18/11/2022.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố hoàn thành mở cửa thị trường Nhật Bản cho nhãn, thị trường Trung Quốc cho khoai lang và thị trường New Zealand cho chanh, bưởi của Việt Nam ngày 24/11, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc mở cửa được thị trường, ký kết các nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch nông sản sẽ tạo điều kiện pháp lý rõ ràng minh bạch và cũng là tạo động lực cho người nông dân Việt Nam sản xuất chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn và quy mô lớn hơn.
Nhờ đó, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá cả tăng lên. Điển hình, sầu riêng giá đã tăng gấp 3 so với trước khi có nghị định thư, tạo ra thu nhập tốt hơn cho người dân.
Tuy nhiên, những lợi thế trên chỉ được phát huy hiệu quả khi các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh. Đặc biệt quan trọng là sản phẩm trồng phải truy xuất được nguồn gốc, từ quản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sở đóng gói, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho đến kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.
Với chanh, bưởi xuất khẩu sang New Zealand, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) thông tin, vườn trồng được quản lý dịch hại các đối tượng kiểm dịch thực vật mà New Zealand quan tâm và được cấp mã số cùng cơ sở đóng gói. Sản phẩm phải được chiếu xạ kèm và theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Riêng với quả nhãn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ông Hiếu cho biết: đây là loại quả thứ 4 được phép xuất khẩu sang thị trường này sau thanh long, xoài và vải.
Nhãn là loại quả thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Internet |
“Khác với quả vải, quả nhãn sẽ phải áp dụng biện pháp xử lý lạnh nhằm đảm bảo không có rủi ro nhiễm ruồi đục quả Bactrocera dorsalis. Đây là biện pháp Việt Nam chưa áp dụng xử lý trên bất kỳ loại quả nào”, ông Hiếu nói.
Để đưa ra được biện pháp xử lý lạnh, từ tháng 1/2021, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành thí nghiệm biện pháp xử lý lạnh; đến tháng 6/2022 hoàn thành các giai đoạn thí điểm. Ngày 24/11, các chuyên gia của Nhật Bản bắt đầu tiến hành kiểm tra, vận hành thực tế tại các cơ sở áp dụng biện pháp xử lý lạnh này.
“Trước đây, đối với quả vải để xuất khẩu sang Nhật Bản, lần đầu tiên Việt Nam cũng đã thành công với biện pháp xử lý bằng Methyl Bromide. Do đó, việc áp dụng biện pháp xử lý lạnh đã có quy trình vận hành, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch Nhật Bản và Việt Nam để quả nhãn được xử lý thành công, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”, ông Hoàng Trung nhấn mạnh.
Với khoai lang, ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin, ngày 23/11/2022, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã công bố trên trang website về yêu cầu kiểm dịch này. Ngoài việc thực thi nghiệm ngặt về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, quy trình sản xuất…, trước khi xuất khẩu khoai lang phải tiến hành lấy mẫu 2% mỗi lô hàng.
Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm còn sống, còn lá hoặc đất, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng như vùng trồng khoai lang liên quan sẽ bị tạm dừng xuất khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cấp cho các lô hàng đáp ứng yêu cầu và ghi thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói, số container và số seal.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đề xuất cho phép sử dụng nguồn thu từ tín chỉ các
- ·Người đẹp Đức đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2022
- ·Ảnh: Một ngày của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·MC Hoàng Kim đối đầu Thanh Thanh Huyền tại top 3 Miss Charm Vietnam
- ·Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
- ·Tai tiếng của Miss Grand khi các người đẹp phải livestream bán hàng
- ·Thí sinh hoa hậu Mexico bị điện giật và bỏng tay khi cầm micro
- ·'Bà trùm vương miện' Hoàng Thanh Nga đại diện Việt Nam thi Mrs Universe 2022
- ·'Điểm nghẽn' trong chương trình chuyển đổi số quốc gia
- ·Ảnh: Một ngày của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Long An có trên 48.658ha lúa ứng dụng công nghệ cao
- ·Sắc vóc gợi cảm của người đẹp Hàn Quốc đăng quang Miss Earth 2022
- ·Thiệp cưới độc đáo đựng trong ống tre của Hoa hậu Ngọc Hân
- ·Mặc 'mát mẻ' khi trao quà cho trẻ em ở VN, Hoa hậu Siêu quốc gia bị chỉ trích
- ·Sẵn sàng rau màu, hoa kiểng phục vụ thị trường tết
- ·MC Hoàng Kim đối đầu Thanh Thanh Huyền tại top 3 Miss Charm Vietnam
- ·Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe dáng gợi cảm với bikini
- ·Vẻ đẹp của nữ sinh 19 tuổi có mái tóc dài nhất Hoa hậu Việt Nam 2022
- ·Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
- ·Nữ MC song ngữ IELTS 7.5 lọt top 10 Miss Charm Vietnam