【ch séc vs】Cần tạo nhận thức chung về trách nhiệm bảo tồn
Lễ dựng Nêu ngày Tết ở Đại Nội. Ảnh: Trương Vững |
Di sản văn hóa nói chung,ầntạonhậnthứcchungvềtráchnhiệmbảotồch séc vs di sản văn hóa Huế đang đứng trước những thử thách khốc liệt của cơ chế kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Vấn đề xử lý hài hòa, thỏa đáng những mối quan hệ phức tạp trong quá trình hội nhập và phát triển như: kinh tế và văn hóa, phát triển và bảo tồn, truyền thống và hiện đại, kế thừa và giao lưu… cần được giải quyết thỏa đáng, không nên có sự “hy sinh” một chiều, dù đó là chiều của bảo tồn hay phát triển. Mặc dù vậy, có một cách nói về sự mất mát “một đi không trở lại” của di sản văn hóa nên việc ưu tiên cho bảo tồn, lấy bảo tồn làm nền tảng rất cần trở thành một quan điểm xuyên suốt việc xây dựng và thực thi các chiến lược của đất nước, của một địa phương. Đương nhiên, điều đó không có nghĩa thực thi việc bảo tồn một cách cứng nhắc theo kiểu giữ nguyên trạng tất cả, vì nếu như vậy thì làm sao có sự phát triển.
Kể từ khi Cố đô Huế được UNESCO vinh danh, hơn 20 năm đã trôi qua, việc bảo tồn di sản Cố đô Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một chuyên gia của UNESCO theo dõi khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ví von những nỗ lực bảo tồn của Việt Nam đã giúp Cố đô Huế trở thành “viên ngọc sáng lung linh trên bầu trời di sản văn hóa thế giới”.
Bảo tồn Cố đô Huế hay bảo tồn một Cố đô lịch sử, một thành phố lịch sử là một công việc khổng lồ, không phải là chuyện của một vài thập niên mà là chuyện của muôn đời. Chúng ta đã làm và sẽ tiếp tục làm trong bối cảnh Thừa Thiên Huế đang có những bước phát triển khả quan về kinh tế - xã hội. Nhưng để bảo tồn được, nhiều vấn đề cần đặt ra:
Thứ nhất,cần tạo nên một nhận thức chung về trách nhiệm bảo tồn di sản đô thị lịch sử trong mỗi người dân và cấp ủy, chính quyền các cấp, việc bảo tồn di sản đô thị phải trở thành mối quan tâm chung và có sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào việc hoạch định và thực thi các chính sách, các kế hoạch…
Thứ hai,việc xây dựng các chiến lược phát triển, các quy hoạch, đề án, dự án ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần xem xét đồng hành với việc bảo tồn di sản, xác định việc bảo tồn… “là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội…”(Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử của UNESCO).