【kết quả bóng đá hạng nhất hôm nay】Vốn đầu tư nước ngoài giảm, nhưng vẫn có nhiều tín hiệu tích cực
Đó là nhận định của bà Phí Hương Nga,ốnđầutưnướcngoàigiảmnhưngvẫncónhiềutínhiệutíchcựkết quả bóng đá hạng nhất hôm nay Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê).
Bà Phí Hương Nga, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê). |
Năm 2022, thu vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) giảm khá mạnh so với năm 2021. Thưa bà, liệu có phải do xu hướng đầu tư ra nước ngoài toàn cầu bị suy giảm?
Tổng vốn đầu tư nước ngoài năm 2022, bao gồm vốn FDI đăng ký cấp mới, vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần (vốn gián tiếp) đạt 27,72 tỷ USD, chỉ bằng 89% so với năm 2021. Mức sụt giảm này đã thể hiện rõ khó khăn chung trong ngắn hạn của kinh tếthế giới cũng như của Việt Nam trước nhiều rủi ro và biến động trong năm 2022.
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, như xung đột chính trị tại một số quốc gia trên thế giới; áp lực lạm phát; nhu cầu tiêu dùnghàng hoá toàn cầu có xu hướng giảm; chính sách tài chínhtoàn cầu thắt chặt; đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục hoàn toàn.
Những yếu tố trên gây áp lực làm giảm đáng kể dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam, tác động làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm, vì sao bà lại cho là vẫn có nhiều tín hiệu tích cực?
Tín hiệu tích cực là, trong tổng vốn đăng ký, cấu phần vốn đầu tư điều chỉnh lại tăng mạnh cả về vốn đầu tư cũng như số lượt dự ánđiều chỉnh trong năm 2022: tăng 12,2% vốn và tăng 12,4% số lượt điều chỉnh so với năm 2021.
Mức tăng trên đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư của Việt Nam an toàn, nên đã đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam. Nhiều dự án sản xuất, chế tạo sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn trong năm 2022, như Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng 920 triệu USD; Công ty TNHH Samsung HCMC CE (TP.HCM) tăng trên 841 triệu USD; Nhà máy Chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện (tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng) tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD.
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, năm 2021, thu hút vốn FDI rất ấn tượng vì có Dự án Nhà máy Điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD). Nếu loại trừ yếu tố đột biến trị giá 4,41 tỷ USD của 2 dự án này, thì tổng vốn FDI đăng ký năm 2022 vẫn tăng 3,64% so với năm 2021, trong đó, vốn đăng ký cấp mới tăng 14,9%, vốn điều chỉnh tăng trên 12%. Tuy nhiên, vốn đầu tư gián tiếp (góp vốn, mua cổ phần) của nhà đầu tư nước ngoài giảm hơn 25%.
Theo bà, vốn đầu tư gián tiếp giảm mạnh, giảm tới trên 25%, có nguyên nhân từ đâu?
Đầu tư nước ngoài là nguồn lực rất quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra trên thế giới từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và Việt Nam, đặc biệt, trong năm 2020 và 2021, ảnh hưởng nhất định đến thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, nhất là vốn đầu tư gián tiếp.
Không phải năm 2022, mà kể từ năm 2020, nguồn vốn gián tiếp bắt đầu xu hướng giảm cả về số lượt góp vốn lẫn giá trị vốn góp. Nguyên nhân chính là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) trên thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng. Bởi đặc thù của M&A cần có sự tham gia trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệpcủa nhà đầu tư. Việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù giảm cả về số lượt góp vốn, mua cổ phần cũng như giá trị vốn góp, song mức độ giảm vốn góp đang được cải thiện dần: năm 2021 và 2022 mức giảm đã cải thiện nhiều so với năm 2020 (năm 2020 giảm gần 52%).
Bước sang năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhưng kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, khó khăn đã làm chững lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, tác động làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022, đặc biệt những tháng cuối năm 2022. Đầu tư gián tiếp tiếp tục xu hướng giảm bởi tâm lý của nhà đầu tư muốn bảo toàn giá trị đồng vốn trong bối cảnh giá cả và lạm phát trên thế giới tăng cao, nhiều quốc gia thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Liệu có phải do vẫn còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực hạn chế đầu tư gián tiếp nước ngoài khiến nguồn vốn này vào Việt Nam bị chững lại, thưa bà?
Một số chuyên gia cho rằng, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh và khó có thể tăng trở lại vì còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài nên đã nhiều lần đề nghị nới room.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, ý kiến trên chưa có căn cứ xác thực, vì số liệu thống kê về hoạt động góp vốn, mua cổ phần từ năm 2016 đến 2022 cho thấy, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tức từ năm 2019 trở về trước thì giá trị góp vốn, mua cổ phần tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng hơn 45%, năm 2018 tăng gần 159%, năm 2019 tăng 56,4%. Vốn đầu tư gián tiếp chỉ giảm mạnh từ năm 2020 đến nay, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cũng như xung đột địa chính trị đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư gián tiếp.
Theo bà, khi nào nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ phục hồi trở lại?
Tôi cho rằng, trong ngắn hạn, ít nhất đến hết nửa đầu năm 2023, xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại các nền kinh tế lớn vẫn tiếp tục đà suy giảm, trước khi kinh tế thế giới có thể phục hồi đà tăng trưởng trở lại. Khi đó, vốn FDI vào Việt Nam mới có thể phục hồi đà tăng trưởng.
Đối với nguồn vốn gián tiếp, cần 1-2 năm nữa mới có thể phục hồi. Việc phục hồi nguồn vốn này phụ thuộc vào việc lạm phát, xung đột chính trị, cuộc chiến tại Ukraine, suy giảm kinh tế thế giới... khi nào được xử lý. Thông thường, tất cả những vấn đề bất ổn về kinh tế, tài chính, chính trị, chuỗi cung ứng, khan hiếm nhiên liệu, chiến tranh... cũng đều tìm thấy lối thoát khả dĩ nhất. Khi đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn cầu phục hồi, nguồn vốn đầu tư gián tiếp phục hồi mạnh mẽ trở lại và Việt Nam vẫn luôn trở thành thỏi nam châm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội: Tất cả các cửa hàng dịch vụ không thiết yếu đều phải đóng cửa đến ngày 5/4/2020
- ·Tâm sự hay, chị tôi lấy người thất nghiệp
- ·EU cảnh báo đĩa, cốc làm từ bột tre, nhựa không được phép sử dụng
- ·Vợ chồng son tập 323: Lê Nam tâm sự lần đầu làm chuyện ấy
- ·Xu hướng chuyển đổi số vận tải hàng hóa mới nhất
- ·Khởi động giải chạy Nụ cười BIDV
- ·Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác
- ·Cách đánh ghen của hoàng hậu Nam Phương khiến vũ nữ phải nhớ suốt đời
- ·khai mạc phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long có hút nhà đầu tư?
- ·Giá vàng trong nước giảm vẫn cao hơn giá thế giới 19,54 triệu đồng
- ·Ngày Quốc tế Nam giới 19/11 và ý nghĩa lịch sử
- ·Nhân viên phục vụ mang nhầm chai nước tẩy cho khách uống
- ·Sức hấp dẫn của vàng dần hồi phục
- ·Giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động tại Việt Nam
- ·Cụ bà 75 tuổi giành vị trí á quân cuộc thi thể hình
- ·Chi phí năng lượng của nhiều ngành chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm
- ·Xử lý 'bệnh chống đối' của con
- ·Lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc xin ngừa COVID
- ·Con hẻm mang tên Nước Tiểu nhưng chỉ thơm mùi đồ ăn