【kết quả trận malmo】Đấu thầu rộng rãi chọn nhà đầu tư cao tốc TP.HCM
Đầu tháng 10/2024,Đấuthầurộngrãichọnnhàđầutưcaotốkết quả trận malmo Ban Quản lý dự ánđầu tưxây dựng các công trình giao thông TP.HCM (gọi tắt là Ban Giao thông) xây dựng xong dự thảo thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn I). Bản dự thảo đưa ra đầy đủ các phương án chọn nhà đầu tư với nhiều yêu cầu bắt buộc về năng lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư các dự án đường cao tốc...
Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 19.617 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệptham gia vào Dự án là 9.943 tỷ đồng (chiếm 50,69% tổng mức đầu tư) dùng để xây dựng tuyến đường chính. Còn phần vốn nhà nước tham gia trong dự án là 9.674 tỷ đồng, chiếm 49,31% tổng mức đầu tư dự án, dùng để giải phóng mặt bằng và xây dựng các cầu dân sinh.
Theo phương án được Ban Giao thông TP.HCM xây dựng thì trong tổng số 9.943 tỷ đồng do nhà đầu tư thu xếp, phải có tối thiểu 1.491 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, chiếm 15% tổng mức đầu tư Dự án theo quy định tại khoản 1, Điều 77, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP).
Trường hợp liên danh thì từng thành viên phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần vốn góp chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh.
Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư Dự án sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đặc biệt, tại dự án này sẽ có cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy định tại Điều 82, Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương.
Sau khi Dự án hoàn thành, nhà đầu tư sẽ được thu phí trong thời gian dự kiến là 16 năm 9 tháng, với mức giá khởi điểm dự kiến khoảng 2.100 đồng/km đối với xe nhóm 1. Mức thu đối với các nhóm xe còn lại được xác định theo hệ số tương quan giữa các nhóm xe theo hình thức thu phí theo chặng được quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT). Trong đó, hệ số xe nhóm 2 là 1,4 lần; xe nhóm 3 là 2,1 lần; xe nhóm 4 là 3,8 lần và xe nhóm 5 là 5,7 lần so với xe nhóm 1.
Dự thảo cũng đưa ra mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cho dự án sơ bộ khoảng 11,77%/năm. Còn lãi suất vốn vay của dự án căn cứ quy định Nghị định số 28/2021/NĐ-CP, theo đó tỷ lệ lãi vay được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu lãi suất cho vay của các ngân hàngthương mại hiện nay và tham chiếu các dự án tương tự đang được Bộ GTVT triển khai thực hiện (dự kiến áp dụng cho Dự án là 10,7%/năm).
Một trong những vấn đề được nhà đầu tư quan tâm nhất chính là hình thức lựa chọn nhà đầu tư cũng được nêu trong bản dự thảo cuối cùng.
Cụ thể, trường hợp có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện Dự án thì sẽ đàm phán cạnh tranh. Trường hợp có từ 6 nhà đầu tư trở lên quan tâm, trong đó có ít nhất 1 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký quan tâm thì sẽ đấu thầurộng rãi quốc tế có sơ tuyển.
Nếu có từ 6 nhà đầu tư trong nước trở lên đăng ký quan tâm, thì sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển.
Trường hợp có dưới 6 nhà đầu tư trong nước quan tâm thì sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước (không sơ tuyển). Tương tự, đối với trường hợp có dưới 6 nhà đầu tư quan tâm, trong đó có 1 nhà đầu tư nước ngoài thì đấu thầu rộng rãi quốc tế, không sơ tuyển.
Để tăng tính hấp dẫn của Dự án, TP.HCM mong muốn nhà đầu tư có ý kiến đánh giá sơ bộ về tính hấp dẫn, tính khả thi và hiệu quả tài chính của Dự án; mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kỳ vọng của nhà đầu tư; khả năng huy động, cung cấp nguồn vốn tín dụng để triển khai Dự án.
Ngoài ra, TP.HCM cũng mong muốn nhà đầu tư có ý kiến đánh giá về tiến độ triển khai thực hiện Dự án; những khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn cung cấp vật liệu để triển khai Dự án...
Hiện nay, dự án nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đầu tháng 2/2024, Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) gửi đề xuất đến UBND TP.HCM với mong muốn được tham gia đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả