会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bóng đá mỹ】Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh Nữ sĩ Hồ Xuân Hương!

【kèo bóng đá mỹ】Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

时间:2024-12-23 21:15:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:670次
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh để vươn ra thế giới

Tối 3/12,ủtịchnướcNguyễnXuânPhúcdựLễvinhdanhNữsĩHồXuânHươkèo bóng đá mỹ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, là con của ông Hồ Phi Diễn, thuộc dòng dõi họ Hồ Phi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu - dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao, là những bậc trí thức đương thời.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự buổi lễ

“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương - là nữ thi sĩ nổi tiếng và tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong 6 danh nhân được UNESCO vinh danh cùng với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu.

Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, mà trước hết là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, được UNESCO vinh danh. Quê hương bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là vùng đất có nhiều nhân tài lừng danh thiên hạ. Còn bà được sinh ra, lớn lên tại Thăng Long, nơi hội tụ tinh hoa muôn phương. Chính những điều đó đã hun đúc trong bà những tư chất đặc biệt, được bồi đắp những lớp “phù sa” văn hoá.

Chủ tịch nước đánh giá, Hồ Xuân Hương - là bậc nữ sĩ kỳ tài, là một hiện tượng đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ của bà ẩn chứa nhiều vấn đề sâu sắc, phức tạp, nhiều đột phá và rất mới mẻ; vừa đậm chất phong tình vừa mang tinh thần phản kháng mạnh mẽ, thể hiện một tư tưởng nhân văn, nhân bản mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu đương, hạnh phúc cho con người, trước hết là người phụ nữ.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tối 3-12, tại TP Vinh diễn ra lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

"Bà chúa thơ Nôm" - sống trong bối cảnh lịch sử đất nước nhiều biến động, vai trò nữ giới không được đề cao. Do đó, tiếng nói vang dội nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đấu tranh đòi nữ quyền; dám trực diện đấu tranh cho quyền của phụ nữ, phản kháng quyết liệt và chia sẻ tận cùng với những số phận bất hạnh của nữ giới trong xã hội phong kiến. Nhưng, trong thơ của bà vẫn ẩn chứa bên trong sự dịu dàng, đoan trang, tinh tế nhưng mạnh mẽ và kiên cường của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Nhận ra một Hồ Xuân Hương như vậy là cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc, công phu, không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả ở phạm vi khu vực và quốc tế. Với UNESCO, cứ liệu tham khảo có vai trò quan trọng hàng đầu là giá trị văn hóa do một nhân vật nào đó tạo ra phải có ý nghĩa nhân loại và được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Từ góc nhìn này, người ta thấy gì về đóng góp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? Người ta nhận thấy Hồ Xuân Hương là 'một người phụ nữ, gây kinh ngạc với tính cách tự do và vượt ra ngoài chính thống'. Tất cả đã làm nên sức sống mạnh mẽ, tạo thành dòng chảy liên tục, được lưu truyền và lan tỏa sâu rộng trong tâm thức người đọc cả trong nước và ngoài nước suốt mấy trăm năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn bền lâu trong tương lai. Hồ Xuân Hương xứng đáng trở thành danh nhân văn hóa, một tác gia lớn của Việt Nam và thế giới".

Nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương - một Danh nhân văn hóa mang tầm vóc nhân loại, là nhà thơ mang tầm vóc một Thi hào, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao UNESCO đã rất chính xác khi trao sứ mệnh vinh quang cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương: sứ mệnh truyền cảm hứng và lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến mọi người trên thế giới. Tự hào, tôn vinh những cống hiến to lớn của bà đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại, Chủ tịch nước cho rằng, đó cũng là để tìm trong di sản của bà những kinh nghiệm và bài học quý báu cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta tôn vinh nữ sỹ Hồ Xuân Hương chính là tôn vinh phẩm hạnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được những nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta cho quyền lợi và sự công bằng đối với người phụ nữ thông qua việc phát huy sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước, cũng như những vị trí quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong đội ngũ các nhà lãnh đạo đất nước, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở mọi thế hệ. Việc UNESCO công nhận, tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn trong tư tưởng, nhân cách Hồ Xuân Hương cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân văn, bác ái của con người Việt Nam. Điều này thêm lần nữa khẳng định, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đã và đang hoà chung dòng chảy văn hoá nhân loại cũng như làm giàu hơn, phong phú hơn cho Văn hóa thế giới".

Ngay sau những phát biểu quan trọng là Chương trình Nghệ thuật nhạc kịch “Ví đây đổi phận làm trai được” - điểm nhấn trong Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại Quảng trường Hồ Chí Minh.

“Ví đây đổi phận làm trai được”- tên của chương trình là một câu thơ trong bài “Đề đền Sầm Nghi Đống” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ được coi là đỉnh cao cho khát vọng bình đẳng nam nữ, khát vọng được thực hiện hoài bão, lập nên một sự nghiệp vẻ vang như những đấng mày râu của một nữ nhi thân phận nhỏ bé là Hồ Xuân Hương.

“Ví đây đổi phận làm trai được” vẫn chỉ là một niềm khao khát nhưng Hồ Xuân Hương đã làm nên sự nghiệp to lớn của một anh hùng trong cuộc đấu tranh đòi bình quyền, nữ quyền cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

Với kết cấu đan xen giữa quá khứ, hiện tại, sử dụng hoạt cảnh dân ca Ví, Giặm và kịch múa để xâu chuỗi các sự kiện, chương trình gồm 5 trường đoạn: Năm tháng đầu đời (về tuổi thơ của Hồ Xuân Hương); Ba chìm bảy nổi (về những mối tình dang dở của Hồ Xuân Hương); Nỗi đau nhân thế (Cảm xúc của Hồ Xuân Hương trước thời cuộc loạn lạc); Thơ đối thoại với... thơ (Diễn tấu những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương); Gặp lại những người tình trong thơ (tự thoại của Hồ Xuân Hương về cuộc đời).

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart phát biểu tại buổi lễ

Trong đó, đáng chú ý là ở trường đoạn 1, có phân đoạn khắc họa nhân vật Hồ Xuân Hương 11 tuổi lần đầu được về thăm quê, hân hoan giữa cảnh làng quê trù phú, tắm mình trong những câu Ví, Giặm và những câu ca ý tại ngôn ngoại của các nhà nho xứ Nghệ... Những câu ca “thanh mà tục, tục mà thanh” quấn quyện trong những làn điệu dân ca Ví-Giặm khiến Xuân Hương vô cùng thích thú, để rồi “thanh mà tục, tục mà thanh” đã theo Xuân Hương trong suốt sự nghiệp thơ ca của mình...

Từ đó, cô bé Xuân Hương đã thấm thía tình đất, tình người, sự bao dung, tính ngay thẳng đượm chút bất cần của người dân đất Nghệ và khí chất Nghệ An ngày càng hình thành rõ nét trong Xuân Hương sau chuyến về thăm quê lần ấy.

Cũng tại chương trình nghệ thuật này, khán giả sẽ được thưởng thức nhiều ca khúc đặc sắc viết về Hồ Xuân Hương như “Hồ Xuân Hương rạo rực hồn thơ”, (Phạm Viết Toàn), "Bánh trôi nước" (Hồ Hoài Anh), "Nỗi đau nhân thế" (Xuân Thủy), "Tự hào Hồ Xuân Hương" (Hồ Trọng Tuấn)…

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến như “Bà chúa thơ Nôm”. Bà để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập “Lưu Hương ký” (với 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm) cùng khoảng 100 bài thơ khác theo phong cách dân gian, phóng túng, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt. Thơ Hồ Xuân Hương được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhiều nhà thơ lớn nước ngoài ngợi ca bà là một trong những nữ sĩ hàng đầu châu Á, nhà thơ Việt Nam độc đáo nhất trong nền thi ca thế giới. Trong nước có nhiều trường học, đường phố, khu dân cư văn hóa, giải thưởng văn học, nghệ thuật… mang tên bà.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tại chương trình có trên 15 tiết mục thơ, nhạc do 60 nhà thơ, những người sáng tác các tác phẩm viết về “Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương tham gia biểu diễn

Thơ của bà là tiếng nói đấu tranh cho khát vọng sống của con người, đấu tranh cho nữ quyền và bình đẳng nam - nữ… Với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mang tính quốc tế và vượt tầm thời đại, thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác nhau.

Trước đó, cũng trong các chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong tháng 9 vừa qua, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ họ Hồ, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu đã diễn ra chương trình thơ nhạc tôn vinh những giá trị của thơ Hồ Xuân Hương.

Tại chương trình có trên 15 tiết mục thơ, nhạc do 60 nhà thơ, những người sáng tác các tác phẩm viết về “Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương tham gia biểu diễn. Các tác phẩm được trình diễn qua các bài hát, ngâm thơ của các nhà thơ với giọng điệu mộc mạc nhưng đầy cảm xúc và nhận được sự tán thưởng của công chúng.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart trao Nghị quyết vinh danh Danh nhân Hồ Hương của UNESCO cho Việt Nam

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã về xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại quê hương của bà.

Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân liệt sĩ Hồ Tùng Mậu và Anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan (1930-1952), bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của ông trong kháng chiến chống Pháp.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho 30 gia đình chính sách, người có công; tặng 30 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Lưu với tổng trị giá 1,5 tỉ đồng; tặng quà lưu niệm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Đôi.

Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 vào tháng 11-2021, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh, cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772 - 2022), 200 năm năm mất (1822 - 2022) của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Đó là sự khẳng định, đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, sự sáng tạo trong văn học cũng như tư tưởng vượt thời đại về bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Cảnh báo ‘hộ chiếu vắc xin’ giả được bày bán tràn lan trên mạng với ‘giá bèo’
  • Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan: Giao tranh lại tái diễn
  • Nghệ sĩ có cần người quản lý?
  • Hứa hẹn bùng nổ đêm nhạc hội “Happy Bee 14”
  • 14 hiệp hội đề xuất Thủ tướng chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” trong bối cảnh mới
  • Những con số “lên tiếng”
  • Doanh nghiệp đánh giá cao cải cách thiết thực của ngành Tài chính
  • Tết Nguyên đán sẽ được nghỉ 7 ngày
推荐内容
  • Bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID
  • Nhiều tiến bộ trong xạ trị ung thư tại Bệnh viện K
  • Đề nghị xử lý, yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ bài đăng xuyên tạc
  • Chuyên gia lạc quan về kinh tế năm 2015
  • Dự kiến sẽ gia hạn thêm 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sinh phẩm y tế
  • Tiên trách kỷ...