【ty so sassuolo】Tăng tốc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Với sự nỗ lực,ăngtốcthựchiệnccchươngtrnhmụctiuquốty so sassuolo trách nhiệm trong tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, mà các tỉnh ĐBSCL đã đạt tỷ lệ giải ngân bình quân cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn địa phương lớn hơn vốn Trung ương giao.
Thành phố Vị Thanh xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Quyết tâm thực hiện
Tại Hậu Giang, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, tỉnh được phân bổ hơn 354 tỉ đồng. Riêng năm 2022, được phân bổ 141 tỉ đồng, tỉnh giải ngân đến ngày 31-1-2023 đạt 73,65% kế hoạch. Ngoài ra, trong năm 2022 tỉnh cũng bố trí ngân sách địa phương đối ứng cho 3 chương trình 440 tỉ đồng.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 37/51 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 72,55%), 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 18,92% trong tổng số xã đạt chuẩn NTM) và có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (huyện Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh), các xã còn lại đều đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Số tiêu chí đạt bình quân của toàn tỉnh là 17,7 tiêu chí/xã.
Với những ai lần đầu chạy xe dọc con lộ vào ấp 9, ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, sẽ thấy rất ấn tượng với khung cảnh nơi đây. Không còn cảnh sình lầy, đường đất dễ bắt gặp ở thôn quê mà là đường bê tông thẳng tắp, hai bên được trồng hoa, hàng rào cây xanh cắt tỉa gọn gàng tạo nên bức tranh nông thôn đa sắc. Thành công xây dựng nông thôn mới đã khoác áo mới cho vùng quê còn nhiều gian khó. Như một thói quen, mỗi tuần một lần, ông Lê Văn Hai, ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, lại mang kéo ra để cắt, tỉa hàng rào cây xanh trước nhà.
“Gia đình tôi cũng trồng hoa, kiểng, làm hàng rào cây xanh. Thấy mình làm, người dân lân cận làm theo. Dân cũng phấn đấu, tham gia cùng chính quyền trong xây dựng NTM, tiến tới NTM nâng cao để quê hương ngày càng tươi đẹp”, ông Lê Văn Hai bộc bạch.
Trồng cây xanh tạo cảnh quan không chỉ là tiêu chí của NTM mà còn là cách để bà con làm đẹp không gian sống của mình. Tại thành phố Vị Thanh, mô hình con đường đẹp, tuyến phố văn minh được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua. Phong trào này nhanh chóng lan rộng và được bà con hưởng ứng.
Ông Nguyễn Hữu Tình, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, cho rằng: “Thường trực Thành ủy, UBND thành phố rất quan tâm nên hiện nay trong quá trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, ngoài các tiêu chí cứng ra, tiêu chí cảnh quan môi trường là một trong những tiêu chí thành phố đặc biệt chú trọng. Vì vậy, Thành ủy đã chỉ đạo mỗi năm phường, xã phải chọn được một tuyến đường để làm mô hình tuyến đường đẹp, tuyến phố văn minh. Đa số các địa phương chấp hành tốt chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố. Có phát động trong dân trồng cây, tạo cảnh quan tô điểm thêm vẻ đẹp của vùng quê”.
Khi cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ kéo theo đời sống người dân cũng được nâng lên, bởi chuyện mua bán nông sản được dễ dàng, xe lớn đi đến tận nơi. Ông Trần Văn Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp, thương mại dịch vụ Thạnh Tiến, ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết với hơn 75ha khóm, năm 2022 giá khóm ổn định từ 10.000-11.000 đồng/trái loại nhất, tăng từ 2.000-3.000 đồng/trái đã mang về doanh thu cho HTX hơn 1 tỉ đồng.
“Hiện nay, việc sản xuất của bà con tại HTX rất ổn định. Khóm trái sau khi thu hoạch được các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… hợp đồng bao tiêu. Ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP giúp nâng cao chất lượng trái khóm, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu trong thời gian tới. Bản thân quyết tâm năm mới này làm đạt hơn năm qua. Đặc biệt nhờ sự quan tâm của tỉnh, đường sá được đầu tư, hàng hóa người dân làm ra được tiêu thụ dễ dàng, ổn định”, ông Trần Văn Bá bộc bạch.
Tăng cường phối hợp, cộng đồng trách nhiệm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 8.790 tỉ đồng cho các địa phương thuộc vùng Tây Nam bộ để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững. Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương hơn 3.279 tỉ đồng. Tính đến ngày 31-1-2023, 13 địa phương ở ĐBSCL giải ngân ước đạt hơn 1.623 tỉ đồng vốn ngân sách Trung ương, đạt 70,72% kế hoạch cấp có thẩm quyền giao, cao hơn 13,51% so với bình quân chung của cả nước. Tốc độ giải ngân vốn ngân sách địa phương của vùng rất cao, đạt xấp xỉ 100%. Năm 2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương trong khu vực ĐBSCL hơn 2.232 tỉ đồng nhưng đến ngày 31-1, vẫn còn 5/13 địa phương chưa hoàn thành việc phân bổ vốn.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao, biểu dương các tỉnh trong vùng đã rất nỗ lực, trách nhiệm trong tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt tỷ lệ giải ngân bình quân cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn địa phương lớn hơn vốn Trung ương giao.
Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương phải rà soát lại danh mục các dự án, cố gắng tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, tốn thời gian thực hiện quy trình thủ tục, rủi ro về công tác cán bộ. Cùng với đó, các địa phương phải tăng cường phối hợp, cộng đồng trách nhiệm vì các chương trình đều có nhiều dự án, tiểu dự án, được triển khai trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, có sự phân cấp mạnh mẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý.
Đối với các bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong quý I/2023, dứt khoát hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại; tiếp tục rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung những quy định còn chồng chéo thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh cho các địa phương, nội dung quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, bớt quy trình.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
(责任编辑:La liga)
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Gian lận xuất xứ hàng hóa đã đến mức phải 'rung chuông cảnh báo hay chưa'?
- ·Trung Quốc coi trọng chất lượng trái cây của Việt Nam
- ·Cty Thương mại Kei Việt Nam: ‘Nhập nhèm’ nhãn mác một số mặt hàng thời trang nhập khẩu?
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Phát hiện số lượng 'khủng' quần bỉm trẻ em có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Bobby
- ·Tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lý chất lượng dược liệu
- ·Quản lý thị trường đẩy mạnh kiểm tra các thương hiệu thời trang giả danh xuất xứ
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Tịch thu 570 chiếc áo phông nam có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Mách nhỏ mẹ cách tìm 'Quy chuẩn sữa tươi'
- ·Lộ diện hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM
- ·Phó TGĐ Hoa Sen Group: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho DN cơ hội nâng cao năng lực nội tại
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·'Cú lừa thế kỷ' kẹp giấy 79.000 đồng: Yêu cầu Sen Đỏ phối hợp xác minh
- ·5 nguyên tắc mang tính chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn
- ·Không có ‘vùng cấm’ trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Ngăn chặn hành vi mua bán xăng dầu ngoài hệ thống phân phối