【lịch thi đấu psg đêm nay】Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, làm rõ một số vấn đề về Luật Phòng thủ dân sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật Phòng thủ dân sự Luật Phòng thủ dân sự để chủ động ứng phó hiệu quả với các thảm họa Luật Phòng thủ dân sự: Trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa,ộtrưởngBộQuốcphònggiảitrìnhlàmrõmộtsốvấnđềvềLuậtPhòngthủdânsựlịch thi đấu psg đêm nay sự cố? |
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa, hoàn thiện dự án Luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng thủ dân sự.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm |
Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh đảm bảo không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành.
Cụ thể, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với thảm họa và sự cố có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với sự cố, những loại hình thiên tai, dịch bệnh thông thường thực hiện theo quy định của luật hiện hành.
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với luật chuyên ngành thì dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của sự cố và các cấp độ phòng thủ dân sự, cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự.
Về đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố, Bộ trưởng cho hay, hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm hoạ, sự cố; đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự.
"Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật đạt chất lượng cao" - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tiếp theo 107 ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ, chiều 9/11 đã có 20 đại biểu phát biểu ý kiến. Không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, khách quan, thẳng thắn và có rất nhiều thông tin từ kinh nghiệm, từ thực tiễn sinh động, sâu sắc và toàn vẹn, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cao của các đại biểu đối với nội dung dự án luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm và sự nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Các vị đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh về dự án luật; cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh và những nội dung cơ bản dự thảo luật như đề nghị Chính phủ. Trong đó có nhiều vấn đề đã được đại biểu Quốc hội xem xét, đánh giá, phân tích và đề nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận của đại biểu gửi đến các vị đại biểu theo dõi, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 và0 tháng 5/2023 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mời bạn đọc góp ý cho VietNamNet
- ·Sony Bravia 9
- ·Sáng lập startup ngồi code giữa đám cưới của mình, dân mạng mỉa mai thậm tệ
- ·Gen Z 'đổ xô' tham gia chương trình Back to School của Saymee
- ·Sự cố chuẩn bị cưới, phát hiện bạn gái phản bội
- ·Công nghệ mới giúp giảm buồn ngủ khi lái xe
- ·Chuyển đổi số toàn diện
- ·Thanh toán không tiền mặt, nhận quà liền tay từ MobiFone Money
- ·Được hưởng 400% lương nếu đi làm vào ngày lễ Tết
- ·Triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VneID trên App TPBank
- ·Cha mẹ không cho cưới thì mình…có con trước
- ·Chiếc Vertu Signature ‘phông bạt’ giống 99% hàng thật, làm sao để phân biệt?
- ·Amazfit ra mắt đồng hồ thể thao chuyên dụng T
- ·Người dùng lưu trữ thông tin trên đám mây cần cảnh giác về vấn đề bảo mật
- ·Phơi hay 'tẩm bụi' cho miến?
- ·Cách kiếm tiền trên TikTok hiệu quả
- ·Tesla ra mắt robot taxi hai cửa
- ·Công nghệ mới giúp giảm buồn ngủ khi lái xe
- ·Nỗi đau của người đàn bà khuyết tật bị ung thư
- ·Smartwatch thời trang tích hợp GPS cho nữ giới mới của Garmin