【nhận định indo】Nỗ lực vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng để duy trì sản xuất | |
Cảng Cát Lái thiếu 50% nhân lực để duy trì 3 ca hoạt động | |
TPHCM có gần 1.300 doanh nghiệp vừa sản xuất,ỗlựcvừaduytrìsảnxuấtvừachốngdịnhận định indo vừa cách ly |
Doanh nghiệp đang xoay xở thực hiện phương án sản xuất an toàn. Ảnh: DN cung cấp |
Gồng gánh chi phí
Theo thông tin từ các DN, hiệp hội ngành hàng: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội DN điện tử Việt Nam và Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM…, trong 3 tháng trở lại đây, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và trở nên nghiêm trọng tại các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam, nhiều DN đã phải chấp nhận dừng sản xuất, rời khỏi thị trường.
Song cũng có nhiều DN triển khai mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, thiết lập các “vùng Xanh” duy trì hoạt động sản xuất. Sự lựa chọn này các DN chấp nhận tốn kém, chi phí đội lên rất nhiều, thay vì nhà máy đóng cửa, nghỉ dịch, chuỗi sản xuất, cung ứng sẽ bị đứt gãy, công nhân mất việc, không có thu nhập sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Ông Lê Xuân Tân, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Hạnh Phúc (Happy Furniture) chia sẻ, công ty đã “bật" chế độ "3 tại chỗ" với những kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt, theo các lớp, với những vùng sản xuất, khu ăn ở, nghỉ ngơi, vệ sinh cho công nhân được bố trí riêng biệt, thoáng mát.
"Chỉ riêng khu vực vệ sinh, nhà tắm, chúng tôi xây dựng 55 nhà tắm cho khoảng 300 công nhân, bình quân 6 người sử dụng một nhà tắm và không ai được sử dụng lẫn sang khu vực khác. Chúng tôi cũng thiết lập 3 lớp hàng rào bảo vệ nhà máy, khu ăn, nghỉ của công nhân với tinh thần ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’. Trước khi đưa công nhân vào sản xuất theo mô hình ‘3 tại chỗ’ chúng tôi đều test nhanh, test PCR, có người được test tới 5 lần", ông Tân nói.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và tối đa chỉ có thể duy trì khoảng 1 tháng. Ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó Chủ tịch Hội DN Cơ khí – Điện TPHCM cho biết, các công ty, nhà máy chỉ được thiết kế để phục vụ hoạt động sản xuất, không có chức năng nhà ở hay sinh hoạt cho người lao động. Để đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” nhiều DN phải cơi nới, tận dụng tối đa các diện tích để người lao động có thể ở lại vừa sản xuất, vừa cách ly tại chỗ, nhưng qua hơn 2 tuần đã phát sinh các vấn đề về điều kiện an toàn, vệ sinh và tâm lý bất ổn trong người lao động.
Theo bà Trần Mỹ Hương Giám đốc Phòng kinh doanh, Công ty TNHH nến Zhong Sheng (KCN Đông Nam), chi phí duy trì “3 tại chỗ” hiện nay quá cao, bởi DN vừa phải trang bị cơ sở vật chất sinh hoạt, vừa phải lo ăn uống ngày 3 bữa và xét nghiệm Covid-19 định kỳ cho người lao động. Cụ thể, từ ngày 14/7, Công ty bắt đầu triển khai cho 300 công nhân ở lại nhà máy, mỗi ngày chi phí 15 triệu đồng tiền mua thực phẩm và 7 ngày test Covid-19 với số tiền 370.000 đồng/người. Đây là gánh nặng không nhỏ khiến DN gần như kiệt sức trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Hiện do ảnh hưởng của dịch, nhà cung ứng bị phong tỏa, cách ly nên Công ty không có nguyên liệu bao bì để sản xuất, đơn hàng bị trễ bị phạt hợp đồng. Một tuần nay Công ty đã phải giảm số lượng lao động làm việc tại nhà máy xuống còn 87 người.
Áp lực khi lo “thủng lưới”
Ông Quang Tấn Long, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Hai My cho biết, dù sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" nhưng để duy trì sản xuất, hiện công ty chỉ thực hiện các đơn hàng có sẵn và cầm chừng. Nhiều đơn hàng xuất khẩu đã phải lùi tiến độ giao hàng đến tháng 8, tuy nhiên, thời điểm giao hàng cũng chưa thật chắc chắn. Nếu dịch bệnh kéo dài, sản xuất bị gián đoạn thì nguy cơ mất thị phần là rất lớn. Hiện công ty đang phải nỗ lực để lấy hàng nhập về từ các cảng để tránh tình trạng lưu kho, quá hạn, nhưng việc di chuyển xuống cảng qua các chốt kiểm dịch khó khăn, chi phí test nhanh cho nhân viên 3 ngày/lần rất tốn kém.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, Thực phẩm TPHCM cho biết, hiện nay 70% DN thuộc hiệp hội đang phải bán bù lỗ và hòa vốn bởi giá nguyên liệu đầu vào đều tăng. Nếu thực hiện "3 tại chỗ" kéo dài quá một tháng, đối với doanh nghiệp từ 300-1.000 công nhân sẽ xảy ra hàng loạt vấn đề. Theo đó, mỗi giám đốc DN vừa phải chỉ đạo kinh doanh, sản xuất vừa làm công tác dân vận, xoa dịu, động viên giữ lực lượng công nhân.
Mặt khác, DN đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” như “ngồi trên đống lửa” khi phải đối diện với nhiều khó khăn, áp lực khi lo “thủng lưới” nếu công ty phát sinh ca nhiễm Covid-19. Thực tế, đã có khoảng 150 DN tại Bình Dương, 9 DN ở Tiền Giang và một số DN ở Đồng Nai… đã xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 phải tạm dừng sản xuất.
Theo đó, chỉ có nguồn vắc xin mới giải quyết tốt nhất hoạt động sản xuất, giúp người lao động yên tâm làm việc để duy trì sản xuất. Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM hiện có khoảng 400-500 DN thành viên. Các DN đăng ký số lượng lao động cần tiêm vắc xin là khoảng 50.000 người. Hiệp hội đang tích cực liên hệ với cơ quan chức năng cũng như DN dịch vụ để khi có nguồn vắc xin sẽ tiến hành tiêm ngừa nhanh chóng cho lực lượng lao động.
TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, đã có trên 2.800 doanh nghiệp tại TPHCM đã giải thể và 11.500 DN ngưng hoạt động, những DN đang duy trì sản xuất trong điều kiện an toàn phòng dịch như “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”… hiện đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Theo đó, đi liền với giải pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan là những vấn đề an sinh xã hội, giải cứu DN. TS. Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần chia làm ba nhóm để có các giải pháp phù hợp: Thứ nhất là những DN đã đóng cửa, thứ hai là doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động, thứ ba là những doanh nghiệp đang hoạt động. Với mỗi nhóm khác nhau, phải có giải pháp khác nhau. Với các DN đang hoạt động thì mục tiêu là phải cứu đến cùng. Bởi các DN này đang chấp nhận hoạt động trong điều kiện chịu lỗ, chấp nhận hy sinh để duy trì hoạt động thì phải có gói giải pháp riêng.
(责任编辑:La liga)
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Đáng quan ngại: Phần lớn lao động Việt Nam kém tiếng Anh
- ·Hàng loạt tỷ phú nhận lương 0 đồng
- ·Hòa Bình: Gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất khoảng 179 tỷ đồng
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ?
- ·Quảng Ngãi: Cơ quan thuế xóa nợ cho 160 người
- ·Gần 90 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc đang đi tiêu thụ bị bắt giữ
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Tổng cục Hải quan khảo sát nhu cầu sử dụng số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Nhiều đối tác quốc tế lựa chọn DAT Solar là tổng thầu EPC điện mặt trời
- ·Tăng năng lực cạnh tranh: Bàn đạp để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Giang được giao phụ trách Cục Hải quan Bình Dương
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Quy hoạch điện VII: Nhiều cơ chế tạo thuận lợi cho nhà đầu tư
- ·Tổng cục Thuế triển khai hóa đơn điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh
- ·Số lượng doanh nghiệp tại Nam Định gần 'đội sổ' so với cả nước
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Điện mặt trời áp mái tiếp tục phát triển bất chấp dịch Covid